Tổng hợp những cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

Nắm rõ sự khác biệt của những từ dễ gây nhầm lẫn sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi sử dụng chúng trong khi nói cũng như khi viết. Danh sách từ dễ nhầm trong tiếng Anh không hề ngắn, do đó, bài viết chỉ tập trung giúp bạn phân biệt những cặp từ thường gặp.

Các động từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

1. Refuse – Deny

Refuse nghĩa là bạn từ chối không làm một điều gì đó, và thường theo sau là động từ.

Ví dụ:

Deny mang nghĩa phủ định, chối bỏ một điều gì đó, và thường theo sau là danh từ.

Ví dụ:

2. Lay – Lie – Lie

Lay là động từ có quy tắc (lay – laid – laid), luôn đi kèm với tân ngữ (object).

Từ này mang nghĩa là cẩn thận đặt một thứ gì đó xuống.

Ngoài ra, lay còn được dùng trong hai trường hợp: lay an egg (đẻ trứng) và lay a table (dọn bàn).

Ví dụ:

Lie là động từ bất quy tắc (lie – lay – lain), không bao giờ đi với tân ngữ (object).

Từ này có nghĩa là nằm xuống.

Ví dụ:

Lie cũng có thể là động từ có quy tắc (lie – lied – lied).

Từ này mang nghĩa nói dối.

Ví dụ:

3. Start – Begin

Begin thường được ưu tiên hơn trong các trường hợp văn phong trang trọng (formal).

Ví dụ:

Người bản xứ luôn dùng start trong ba trường hợp sau:

  • bắt đầu chuyến hành trình
  • máy móc hoạt động 
  • khiến cho một thứ gì đó bắt đầu

Ví dụ:

4. Brake – Break

Brake vừa là danh từ vừa là động từ, có nghĩa là cái thắng xe hoặc hành động bóp thắng.

Ví dụ:

Tương tự, break cũng vừa là danh từ vừa là động từ, nhưng chỉ một khoảng nghỉ hoặc làm vỡ cái gì đó.

Ví dụ:

5. Ensure – Insure

Chỉ khác nhau một chữ cái đầu tiên nhưng hai từ này khác nghĩa nhau hoàn toàn. Ensure là đảm bảo, chắc chắn trong khi insure nghĩa là bảo hiểm cho người hoặc hàng hóa.

Ví dụ:

6. Bear - Bare

Barebear là cặp từ đồng âm (homophones), tức phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Chúng thường bị nhầm lẫn khi dùng với dạng động từ.

  • Động từ bear có nghĩa mang, vác, chống đỡ
  • Động từ bare có nghĩa lột, bóc trần. 

Ví dụ:

Lưu ý: 

  • Động từ bear còn mang nghĩa chịu đựng thử thách hoặc khó khăn (Ví dụ: She bore the pain stoically - Cô ấy đã phải chịu đau khổ),
  • phổ biến ở dạng phủ định (She could not bear his sarcasm - Cô ấy không thể chịu được sự mỉa mai của anh ta)
  • hay nhấn mạnh sự căm ghét (I can’t bear parsnips - Tôi ghét cay ghét đắng củ cải vàng). 

7. Resign - Re-sign

Resign có nghĩa từ chức, xin thôi việc;

Re-sign có nghĩa ký lại, gia hạn hợp đồng.

Ví dụ:

  • Do you intend to re-sign the employment contract? (Bạn có định gia hạn hợp đồng lao động?)
  • Four deputies resigned their seats. (Bốn nghị sĩ đã từ chức).

8. Beat - Win

Beat và win được sử dụng trong thể thao hay trò chơi, đối với cả cá nhân và đồng đội. Cả hai đều mang ý nghĩa chiến thắng nhưng người học tiếng Anh thường bối rối khi phải quyết định sử dụng từ nào trong từng hoàn cảnh.

Để giải quyết điều này, bạn có thể ghi nhớ một ví dụ cụ thể. Khi đánh cờ vua với em trai và bạn thắng, điều đó có nghĩa bạn "win the game", hay "beat your brother".

Ví dụ

  • Bạn có thể win một "contest" (cuộc thi), "match" (trận đấu) hoặc "game" (trò chơi),
  • Nhưng để dùng từ beat, bạn cần một đối thủ (ở đây là em trai) bởi vì bạn không thể đánh bại "match" hoặc "game".
  • Bạn cũng có thể win một "final" (trận chung kết), "trophy" (cúp) hay "championship" (chức vô địch, danh hiệu quán quân), nhưng không thể beat chúng.

Khi sử dụng từ win, tân ngữ được ngầm xác định (game, match, trophy, championship...). Do vậy, ta có thể nói "We won". Điều quan trọng được nhấn mạnh là chiến thắng và người hoặc đội thắng không phải người hoặc đội thua.

Trong khi đó, khi sử dụng từ beat, người nói muốn nhắc đến cả bên chiến thắng và bên thua cuộc, thường nhấn mạnh vào thất bại nhiều hơn. Beat không thể được dùng mà không có tân ngữ, bởi phải có một đối thủ bị đánh bại (to be beaten).

Lưu ý:

Một câu vẫn có thể chứa cả hai từ. 

Ví dụ:

  • India won the cup beating Sri Lanka. (Ấn Độ giành cúp, đánh bại Sri Lanka).
  • Beat your next opponent and you win the championship. (Đánh bại đối thủ tiếp theo, bạn sẽ vô địch).

9. Learn - Study

Learn hàm nghĩa rộng hơn study rất nhiều, bao gồm việc học để có được kiến thức hoặc kỹ năng thông qua tất cả phương pháp như nghiên cứu, luyện tập, trải nghiệm... Trong khi đó, study mang tính hàn lâm hơn, chủ yếu liên quan tới việc đọc, nhớ, học ở trường... nhằm hiểu về một vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ: 

  • Khi học để biết cách bơi, bạn learn to swim bởi liên quan tới một kỹ năng cần được luyện tập.
  • Nếu bạn study swimming, có nghĩa là đọc sách vở, xem video... để hiểu về các cách bơi. 

> Do đó, bạn có thể nói "I studied but I didn't learn anything". Điều này có nghĩa bạn nhớ những con số và thông tin về môn học, nhưng vì lý do nào đó, bạn không học được những kiến thức và kỹ năng mới.

  • Nếu bạn nói "I am learning American pronunciation", có nghĩa là bạn đang học cách nói chuẩn như người Mỹ.
  • Còn nếu nói "I am studying American pronuciation", có nghĩa là bạn đang nghiên cứu xem người Mỹ phát âm thế nào. 

> Trong khi learn hàm ý tương đối rộng, thì study hàm ý sâu hơn. Từ khi chào đời, mỗi người đã là một learner rồi; nhưng phải lên tới lớp 6, khi đã đọc thông viết thạo và có khả năng tư duy độc lập, bạn mới trở thành student.

10. Bring - Take

Động từ bring có nghĩa mang lại, đưa tới. Việc ghi nhớ hướng của hành động rất quan trọng khi so sánh hai từ này. Bring thường được dùng khi vật thể được chuyển tới gần vị trí người nói.

Ví dụ:

  • Angela brought a friend of hers to our party last weekend. He was very nice! (Câu này có nghĩa một người bạn của Angela cùng cô ấy đi đến buổi tiệc mà người nói cũng tham dự hoặc tổ chức).
  • I can't leave the house because I am taking care of the kids. Can you bring some food home to cook dinner? (Người nói muốn người nghe mua thức ăn và mang về nhà bởi người nói đang ở nhà và không thể tự ra ngoài).
  • Come over today! Bring your bathing suit, because the pool is open! (Câu này có nghĩa nhắc người nghe mang theo đồ tắm khi đi đến chỗ người nói ngày hôm nay).

Động từ take có nghĩa là đem đi, lấy đi ra xa vị trí người nói.

Ví dụ:

  • If you're going to Paris, be sure to take your camera with you! I want to see all your pictures when you come back! (Hãy mang máy ảnh theo khi đi đến Paris - một địa điểm cách xa người nói. Điều này được thể hiện ở câu thứ hai - người nói muốn xem ảnh khi người kia trở về).
  • Here, take some food with you! We'll never eat it all. (Ngược lại ví dụ ở phần trên, câu này có nghĩa nhắc người nghe lấy đồ ăn khi rời khỏi nhà của người nói).
  • The bank robber took all the money from the bank! (Tên trộm lấy hết tiền đi khỏi ngân hàng, do đó trường hợp này dùng took thay vì brought).

11. Hear - Listen

Ví dụ

Hãy tưởng tượng 1 cuộc đối thoại giữa 2 vợ chồng như sau:

-Did you hear what I just said? (Em có nghe anh vừa nói gì không?)

-No, sorry, darling, I wasn't listening. (Xin lỗi anh yêu, em không nghe.)

Nhận xét:

  • Hear là nghe không có chủ ý, âm thanh tự lọt vào tai mình
  • Listen là nghe có chủ ý, chú ý lắng nghe

Ví dụ:

  • I think I hear someone trying to open the door.
  • I listen to music every night.

12. See - Look - Watch

  • See: xem trong có chủ ý, hình ảnh tự lọt vào mắt mình, bạn không mốn thấy nhưng vẫn thấy
  • Look: nhìn có chủ ý, ngắm nhìn, bạn muốn nhìn
  • Watch: nhìn có chủ ý 1 thứ gì đó, và thứ đó thường đang chuyển động

Ví dụ:

  • I opened the curtains and saw some birds outside. (Tôi mở tấm màn và thấy 1 vài chú chim bên ngoài)-->Tôi mở tấm màn và thấy, tôi không định nhìn chúng, chúng chỉ tự dưng như thế.
  • I looked at the man. (Tôi nhìn vào người đàn ông)-->Tôi có chủ ý nhìn vào ông ta.
  • I watched the bus go through the traffic lights. (Tôi nhìn chiếc xe buýt đi qua cột đèn giao thông)-->Tôi có chủ ý nhìn chiếc xe buýt, và nó đang chuyển động.

13. Assume - Know - Think

To assume: cho rằng, giả sử (là động từ có quy tắc, có nghĩa là cho rằng cái gì đó là đúng nhưng không có bằng chứng)
 
Ví dụ:
  • assume you're here to learn English.
To know: là động từ bất quy tắc có nghĩa là hoàn toàn chắc chắn về điều gì đó, thường là thông qua sự quan sát, điều tra và có thông tin.
Ví dụ:
  • You know you should practise English every day, but you never seem to have the time.
To think: là động từ bất quy tắc dùng khi đưa  ra một quan điểm cá nhân, niềm tin hoặc ý tưởng về một ai, cái gì.
Ví dụ:
  • I think English is a global language.
Lưu ý: Nếu bạn cần nhớ cách sử dụng của từng từ nói trên, hãy nhớ đến câu sau:
Why do some people assume they know what other people think about something? ( Tại sao mọi người lại cho rằng họ biết những điều người khác nghĩ về điều gì đó?).

14. Emigrate - Immigrate 

Emigrate dùng để diễn tả hành động rời khỏi một thành phố hoặc quốc gia để đến sống ở nơi khác.

Immigrate là di dân đến một quốc gia nào đó.

Ví dụ:

  • Chester’s grandfather emigrated from Canada sixty years ago. 
  • Posey’s sister immigrated to Ireland in 2004.

15. Lend - Borrow

Lend: đưa cho ai đó mượn cái gì và họ sẽ trả lại cho bạn khi họ dùng xong.

Ví dụ: 

  • I will lend you my car while I am away on holiday. (Mình sẽ cho cậu mượn xe khi mình đi nghỉ.)

Borrow: mượn cái gì của ai với ý định sẽ trả lại trong thời gian ngắn.

Ví dụ: 

  • Can I borrow your pen, please? (Mình có thể mượn cậu cái bút được không?)

Các danh từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

1. Desert – Dessert

Nếu là danh từ, desert có nghĩa là sa mạc. Nếu là động từ, desert chỉ hành động hắt hủi, rời bỏ người / nơi nào đó.

Ví dụ:

  • The world sees the deserts as a desolate land. (Mọi người vẫn nghĩ sa mạc là nơi cằn cỗi, thiếu sức sống.)

Dessert là danh từ, chỉ món ăn tráng miệng.

Ví dụ:

  • The couple finished their meal with a dessert of chocolate mousse. (Cặp đôi kết thúc bữa ăn bằng món tráng miệng là bánh chocolate.)

2. Sight – Site

Cả hai đều là danh từ liên quan đến khả năng nhìn, nhưng site chỉ đơn thuần là một địa điểm, nơi chốn còn sight mang nghĩa tầm nhìn, khả năng nhìn thấy.

Ví dụ:

  • The shopping mall is built on the site of a medieval church. (Khu trung tâm thương mại được xây dựng trên địa điểm vốn là một nhà thờ từ thời Trung cổ.)
  • Joseph lost his sight as a baby. (Joseph bị mù từ khi còn nhỏ.)  

3. Collage - College

Collage (n): cắt dán/ nghệ thuật cắt dán.

Ví dụ:

  • Her portfolio included several collages.

College (n): trường đại học, cao đẳng

Ví dụ:

  • He never went to college and like to say that he'd studied at the university of life.

4. Triumph - Victory

Victory chỉ một chiến thắng khi có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, chẳng hạn trong một trận chiến (battle) hay cuộc thi (contest). Hàm ý ở đây là chiến thắng của ai đó liên quan đến sự thất bại của một người khác. Victory ban đầu chỉ được dùng trong bối cảnh chiến tranh để mô tả các trận chiến, tuy nhiên nó dần được sử dụng phổ biến hơn.

Trong khi đó, khi bạn sử dụng triumph, khái niệm thất bại có thể bị lu mờ hoặc không tồn tại.

Ví dụ

  • The new garden is a great triumph. (Khu vườn mới là một thành tựu lớn). > Ở đây, người nói muốn chỉ ra rằng khu vườn là thành công của người làm vườn, không hề chỉ ra thất bại của ai hay bất cứ điều gì. Do đó, triumph có cách sử dụng đa dạng hơn victory.

Ngoài ra, victory thường ngầm nhắc đến đối thủ (opponent/rival). Triumph, ngược lại, có thể biểu đạt chiến thắng khi chống lại một người, cũng có thể là một tình huống, hoàn cảnh...

Ví dụ:

  • One can triumph over hardship. (Ai cũng có thể chiến thắng khó khăn). > Trong câu này, người ta vượt qua hoàn cảnh, không có đối thủ nào đóng vai trò trong chiến thắng mà người nói nhắc đến.

Một số ví dụ khác:

  • She triumphed over her classmates. ("Classmates" ở đây là đối thủ, nhưng không nhấn mạnh về sự thua cuộc).
  • This wedding cake is a triumph. ("Wedding cake" là thành quả, người làm bánh không phải chiến đấu để giành chiến thắng, tương tự "garden" trong ví dụ ở trên).

5. Amount - Number

Bạn sử dụng amount khi nói về danh từ không đếm được, có nghĩa không thể tính toán mà không sử dụng đơn vị đo lường. 

Ví dụ

  • the amount of water (Mặc dù có thể nói là 1 liter of water nhưng bạn không thể tự đếm nước mà không sử dụng đơn vị lít). 

Bạn sử dụng number khi nói về danh từ đếm được, có nghĩa bạn có thể đếm chính xác là bao nhiêu.  

Ví dụ

  • the number of birds (Bạn hoàn toàn có thể đếm: 1 con chim, 2 con chim... mà không cần sử dụng đơn vị đo lường).

Một số ví dụ khác:

  • The number of cells that are growing in that petri dish is incredible! (Số lượng tế bào đang phát triển trong đĩa petri - loại đĩa đựng mẫu xét nghiệm - thật không thể tin được!) 

> Do tế bào (cell) có thể đo lường được bằng cách đếm (1 tế bào, 10.000 tế bào...) nên sử dụng number là chính xác. 

  • The amount of effort that Jace put into the article was pitiful. No wonder the quality of it was so poor. (Những nỗ lực mà Jace bỏ ra cho bài báo này là không đáng kể. Không có gì ngạc nhiên khi chất lượng của nó quá kém).

> Nỗ lực (effort) là thứ không thể đo lường trực tiếp, bạn không thể nói one effort mà chỉ có thể nói one hour of effort. Nói cách khác, bạn phải sử dụng một đơn vị đo lường để định lượng nỗ lực. Do đó, amount được sử dụng trong trường hợp này. 

6. House - Home

Trong tiếng Anh khi nói House thì người ta chủ ý nói về một kiến trúc, một toà nhà, công trình xây dựng, một biệt thư... Nói chung là khi dùng House là chỉ vỏn vẹn muốn nói về "bất động sản" thôi. 

Khi nói về Home là khi người ta muốn nói về "một mái ấm gia đình".

Ví dụ:

  • I have (own) 5 houses, but my family and I only live in one house, and that house is my home.
  • This mud hut is my happy home.
  • Viet Nam is my home.
  • That place is a home for the elderly.
  • The jungle is where tigers called home.
  • People do not sell home, they sell house.

7. Stationary - Stationery

Stationary nghĩa là tình trạng tĩnh, không chuyển động.

Còn stationery là danh từ dùng để chỉ chất liệu giấy cao cấp.

Ví dụ:

  • The revolving door remained stationary because Posey was pushing on it the wrong way.
  • Chester printed his résumé on his best stationery.

Các tính từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

1. Alone – Lonely – Lonesome – Lone

Alone đơn thuần mang nghĩa là một mình, không có ai ở xung quanh.

Trong khi lonely (BrE) và lonesome (AmE) hàm ý tiêu cực hơn, chỉ cảm giác cô đơn trong cuộc sống.

Ví dụ:

Alone không được dùng trước danh từ để hàm ý một mình, thay vào đó bạn cần dùng tính từ lone.

Ví dụ:

2. Broad – Wide

Hai từ này đều mang nghĩa là “rộng, đa dạng”. Tuy nhiên để chỉ khoảng cách từ điểm này đến điểm kia hay để chỉ số đo chiều rộng, wide thường được dùng phổ biến hơn.

Ví dụ:

Broadwide được dùng trong những cụm từ riêng biệt. Bạn nên tra từ điển để nắm rõ hơn từng trường hợp.

Ví dụ:

3. Efficient – Effective 

Một người được gọi là efficient khi họ làm việc có kế hoạch, không lãng phí thời gian và công sức.

Ví dụ:

Ngược lại, một thứ được gọi là effective khi nó có đúng công dụng, giải quyết được vấn đề và mang lại hiệu quả như mong đợi.

Ví dụ:

 

4. Sick - Ill

Từ sick được dùng phổ biến trong tiếng Anh - Mỹ. Về cơ bản, sick là từ vựng quen thuộc để mô tả các cơn đau hoặc bệnh ngắn hạn, không nguy hiểm như flu (cúm), cold (cảm lạnh), cough (ho), fever (sốt), sore throat (đau họng)... Nó cũng được dùng để chỉ cảm giác buồn nôn. 

Ví dụ:

  • My father has been off sick (= not working because of illness) for a long time: Bố tôi nghỉ làm vì ốm được một thời gian dài rồi. 
  • Sarah called in/reported sick (= told her employer that she was unable to go to work because of illness): Cô ấy xin phép nghỉ ốm/cáo ốm. 

Khác với sick, ngoài những bệnh ngắn hạn, ill có thể dùng để chỉ cả những bệnh nghiêm trọng và kéo dài như cancer (ung thư) hay pneumonia (viêm phổi). Ill cũng dùng để nói về cảm giác buồn nôn.

Tuy nhiên, ill là thuật ngữ được dùng trong tình huống trang trọng hơn so với sick. Đồng thời, từ này phổ biến trong tiếng Anh - Anh hơn Anh - Mỹ. 

Ví dụ:

  • Badly cooked shellfish can make you seriously ill. (Hải sản chế biến qua loa có thể khiến bạn ốm nặng)
  • His mother was very ill and she recently passed away. (Mẹ anh yấ đã ốm nặng lắm và mới mất)

Lưu ý: Trong văn viết, ill có thể được dùng với nghĩa tồi tệ (badly).

Ví dụ:

  • He treated her very ill. (Anh ta đối xử với cô ấy rất tệ).

5. High - Tall

Chúng ta dùng tall để nói thứ gì đó cao trên mức trung bình. Trong khi đó, nghĩa của high là "có khoảng cách lớn từ trên xuống dưới" hoặc "một khoảng cách phía trên mặt đất". Chúng ta thường dùng high khi nói về vật vô tri. 

Nếu không chắc chắn nên dùng tính từ high hay tall, hãy thử nghĩ về kích thước chung của chủ thể.

Ví dụ

  • Tall được dùng chủ yếu cho những thứ có chiều rộng mỏng hoặc hẹp hơn nhiều so với chiều cao của nó như tall people, tall trees, tall buildings. 
  • High được dùng cho những thứ có kích cỡ chiều rộng lớn như high mountains, high walls. 

Ngoài ra, chúng ta sử dụng high khi diễn tả thứ gì đó ngoài tầm với hoặc xa mặt đất.

Ví dụ:

  • a high shelf, a high window.

Trong trường hợp sử dụng đại lượng đo lường, ta dùng tall cho người và thường dùng high cho vật. 

Ví dụ

  • Steven's 180 cm tall.
  • The tree is about 20m high.

Một số ví dụ khác:

  • Những từ thường đi với high: fences, walls, mountains, hills, ceilings, clouds.
  • Những từ thường đi với tall: people, trees, buildings, ladders, animals.

Các trạng từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

1. Nearly – Almost

Hai từ này có nghĩa giống như nhau. Tuy nhiên almost được dùng trước những từ như never, nobody / everybody / anybody, nothing / everything / anything.

Ví dụ

Almost cũng thường được dùng để hàm ý “gần như là”.

Ví dụ

2. Continually – Continuously

Về cơ bản, hai trạng từ này đều có nghĩa và cách dùng tương đương nhau. Tuy nhiên continuously thường mang nghĩa tiêu cực, trong khi continually chỉ đơn thuần chỉ sự tiếp diễn liên tục.

Ví dụ

3. Some time – Sometime – Sometimes

Đây là một trong những trường hợp nhầm lẫn phổ biến nhất trong tiếng Anh. Thoạt nhìn ba từ trên có vẻ giống nhau nhưng nghĩa của chúng lại khác biệt hoàn toàn.

Sometimes là trạng từ, chỉ sự thỉnh thoảng

Ví dụ

Sometime cũng là trạng từ, nhưng để chỉ một thời điểm không xác định.

Ví dụ

Some time thường ám chỉ một khoảng thời gian dài.

Ví dụ

Các trường hợp khác

1. Accept – Except

Accept là động từ, mang nghĩa chấp nhận làm hoặc nhận một thứ gì đó.

Ví dụ:

Except là một giới từ, có nghĩa ngoại trừ, không kể đến.

Ví dụ:

2. Advice vs advise

Advice (n): lời khuyên (có nghĩa là ai đó đưa ra một ý kiến về điều bạn nên làm hay nên làm như thế nào trong những tình huống cụ thể). Advice là danh từ không đếm được.
 
Ví dụ:
Advise (v) : khuyên răn (đưa thông tin và gợi ý về cách hành động)
 
Ví dụ:

3. Affect - Effect

Hai từ này đều có nghĩa là ảnh hưởng, tác động nhưng:

  • To affect something/someone: ảnh hưởng hoặc thay đổi cái gì đó/ai đó
  • To have an effect on something/someoneEffect theo sau là một giới từ on và đứng trước là mạo từ an, the: có nghĩa là tác động lên ai, cái gì.
          
Ví dụ:

4. Accessary - Accessory

Accessary (n): đồng phạm (thường được sử dụng trong lĩnh vực luật pháp, ý nói ai đó giúp người khác phạm tội)
 
Ví dụ:
  • He was charged as an accessary to murder.
Accessory ( n): phụ tùng, đồ thêm vào (miêu tả vật được thêm vào máy móc hay y phục, được sử dụng với mục đích trang trí )
Ví dụ:
  • An old outfit can be revamped with a simple new accessory.

5. Late - Lately

Late là tính từ quen thuộc với nhiều người học tiếng Anh, có nghĩa là "muộn". Lately có cấu tạo giống như trạng từ của late, nhưng thực tế không phải vậy.

Dù đóng vai trò tính từ hay trạng từ, late vẫn được giữ nguyên. 

Trong khi đó, lately là "recently" hay "in the time just before now", có nghĩa là "gần đây".

Ví dụ

  • He is often late. (tính từ)
  • He often arrives late. (trạng từ)
  • Have you seen any good films lately/recently? (Gần đây cậu có xem phim gì hay không?) = Have you seen any good films in the last few weeks? (Cậu có xem phim gì hay trong vài tuần trở lại đây không?)

6. Breath – Breathe

Danh từ breath nghĩa là hơi thở. Còn breathe là động từ dùng để chỉ hành động hô hấp, hít thở. 2 từ này thường bị nhầm lẫn bởi chúng chỉ khác nhau ở chữ “e” cuối cùng.

Ví dụ:

  • Chester held his breath while Posey skateboarded down the stairs. 
  • After Posey’s spectacular landing, Chester had to remind himself to breathe again.

Xem thêm: