Lịch sử kỳ thi English Champion và những điểm mới năm 2019

Trước hết, cùng điểm lại những cuộc thi English Champion các năm trước. 

1. Năm 2013

Cuộc thi English Champion 2013-2014 mới giới hạn đối tượng thi là các em học sinh THCS, từ 12 đến 15 tuổi, trên địa bàn Hà Nội và có quốc tịch Việt Nam.

Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên giấy các kỹ năng Đọc hiểu, Viết, Ngữ pháp, Từ vựng và Nghe.

Cấu trúc bài thi:

Khối 6, 7: Vocabulary, Grammar, Writing, Reading.

Khối 8, 9: Grammar, Writing, Reading, Vocabulary, Pronunciation.

2. Năm 2014

Cuộc thi English Champion 2014 đã mở rộng quy mô tổ chức ở cả 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bắt đầu từ năm này, English Champion có sự tham gia của cả học sinh Tiểu học và THCS.

Một số thông tin thú vị về cuộc thi năm 2014 được tổng hợp trong biểu đồ sau:

3. Năm 2015

4. Năm 2016

5. Năm 2017

Bắt đầu từ năm 2017, cuộc thi English Champion có 4 vòng thi. 

6. Năm 2018

Sau 5 năm tổ chức, đây là lần thứ 2 English Champion thi theo hình thức trực tuyến tại Vòng 1. Theo đó, tại Vòng 1, đề thi sẽ gồm: 60% khối lượng bài thi tập trung vào kiến thức nền tảng bám sát chương trình học tại trường, 30% khối lượng bài thi kiểm tra tiếng Anh với nội dung Toán, Khoa học, Xã hội, tiếng Anh ứng dụng… đòi hỏi thí sinh phải có hiểu biết toàn diện, tư duy và kỹ năng tốt, 10% câu hỏi khó để phân loại các thí sinh xuất sắc. 

English Champion 2018 là năm đầu tiên Ban tổ chức đưa vào hình thức thi tranh biện giữa 2 đại diện của 2 khu vực dành cho các khối lớp 6, 7, 8. Các thí sinh khối 4, 5 vẫn giữ nguyên hình thức thi hùng biện và trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo.

Số lượng thí sinh được chọn vào Vòng 2 tăng lên 400 học sinh mỗi khối mỗi khu vực thay cho 200 thí sinh như mọi năm, số thí sinh tham gia phần thi thuyết trình tại Vòng 3 cũng tăng lên 10 thí sinh mỗi khối mỗi khu vực. Điều này giúp có thêm nhiều thí sinh được trải nghiệm các vòng sau của cuộc thi.

Nét mới trong cuộc thi English Champion 2019

So với English Champion các năm trước, mùa thi 2019 đề cao khả năng làm chủ ngôn ngữ, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Theo đó, tiếng Anh trở thành phương tiện truyền tải ý tưởng, giải quyết vấn đề cuộc sống; áp dụng vào việc học tập, nghiên cứu, và khẳng định bản thân của các em học sinh:

  1. Vòng 2: Thí sinh được trải nghiệm hình thức câu hỏi mới, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề - Câu hỏi tình huống với video mô phỏng và phòng thí nghiệm ảo.
  2. Vòng 3: Thí sinh thể hiện khả năng áp dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thông qua thuyết trình, giải quyết vấn đề trong Video tình huống (case study).
  3. Chung kết: Áp dụng phương thức học tập project-based learning, các thí sinh sẽ thực hành một dự án với sự đồng hành của huấn luyện viên (mentor). Thí sinh khối Tiểu học sẽ hùng biện và thí sinh khối THCS sẽ tranh biện về dự án đã thực hiện.

Hoạt động huấn luyện được BTC thực hiện trước Chung kết để cung cấp các kỹ năng cần thiết cho thí sinh sẵn sàng sân chơi mới.

BTC cũng tạo sân chơi cạnh tranh mới cho các thí sinh theo vùng. Qua đó, khuyến khích tinh thần học tập, thi đua giữa các vùng miền:

Kỹ năng STEM được khuyến khích với giải thưởng và Cúp Toán & Khoa học dành cho thí sinh xuất sắc trong hạng mục này.

Theo Englishchampion.edu.vn

Về kỳ thi English Champion và bộ đề tham khảo

Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

Luyện thi chứng chỉ tiếng Anh trực tuyến trên TiengAnhK12