Đề ôn luyện môn KHXH và Tiếng Việt số 12 vào lớp 6 THCS NN năm 2024

4/15/2023 6:00:00 AM
Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?
  • Kí hòa ước.
  • Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.
  • Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định
  • Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.
Các ngành công nghiệp nước ta phân bố tập trung ở đâu?
  • Vùng đồng bằng và ven biển.
  • Vùng núi và cao nguyên.
  • Vùng núi và trung du.
  • Vùng đồng bằng và vùng núi.

Bạn Nam đang thắc mắc về châu lục có nhiều kiểu khí hậu (hàn đới, ôn đới, nhiệt đới) nhất? Em sẽ nói với bạn đó là:

  • Châu Á và Châu Mĩ
  • Châu Âu và Châu Đại Dương
  • Châu Âu và Châu Phi
  • Châu Mĩ và Châu Đại Dương
Hòa bình lập lại, Đảng và Bác Hồ chủ trương phải xây dựng những nhà máy hiện đại để làm gì?
  • Chế tạo những công cụ hiện đại thay thế cho công cụ thô sơ.
  • Đưa nền sản xuất lạc hậu lên sản xuất tiên tiến.
  • Cạnh tranh với đế quốc Mĩ.
  • Phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Hành động nào sau đây thể hiện tinh thần hợp tác khi làm việc với người khác?

  • Thực hiện công việc theo quan điểm của mình.
  • Bàn bạc với mọi người trước khi đưa ra quyết định.
  • Không cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh.
  • Nhận tất cả những công việc của nhóm về phần mình để tự làm.

Có bao nhiêu vế câu trong câu văn:

    "Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, từng chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời." (L. M. Montgomery)

  • 1 vế câu
  • 2 vế câu
  • 3 vế câu
  • 4 vế câu

Đọc câu sau và cho biết có mấy từ láy âm?

      "Con sông uốn mình dưới trăng trông như một chiếc khăn khổng lồ và dài vô tận được dệt bằng kim tuyến lấp lánh."

  • Một từ láy
  • Hai từ láy
  • Ba từ láy
  • Bốn từ láy

Từ nào dưới đây giống từ "mong mỏi" cả ở mặt từ loại và mặt cấu tạo?

  • Lung linh
  • Lo lắng
  • Mong ngóng
  • Lo âu

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn giống với biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nào dưới đây?

     "Hoa chuối rừng nở đỏ chót, hoa đỗ quyên dại và hoa kim tước, hoa kim anh nở khắp nơi, như dăng lên tấm lụa của hội hè." (Dương Thu Hương)

  • Những cây phong mảnh dẻ, dịu dàng cúi đầu trong thung lũng ven dòng suối. (L. M. Montgomery)
  • Những cây nhài Arập lá sẫm, hoa trắng như những ngôi sao nhũ bạc. (Theo L. M. Montgomery)
  • Sớm tinh sương, khi cây mận vẫn còn im lìm, ngái ngủ thì chú chim nhỏ đã cất lên bài ca thánh thót mừng nắng sớm.
  • Thảo nguyên nở hoa sau những trận gội mưa, phơi mình lộng lẫy dưới nắng.

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

     "Trên núi như có ai đang hàn điện: khi thì loé lên chói mắt, khi thì vụt tắt ngấm." (Aitmatov)

Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?

  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Ngăn cách các thành phần chính, phụ trong câu.
  • Cả tác dụng thứ nhất và thứ ba.

Câu nào sau đây không phải là câu ghép?

  • Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.
  • Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới.
  • Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.
  • Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” để nói về hành trình đi và tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài sẽ giúp chúng ta mở mang kiến thức và làm cho chúng ta trưởng thành hơn.

Em hãy kể lại một ngày chuyến đi để học hỏi đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.