Đề thi thử môn KHXH và Tiếng Việt vào lớp 6 THCS NN năm 2024 - Lần 2

3/2/2022 2:04:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn KHXH và Tiếng Việt trường THCS Ngoại Ngữ được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào lớp 6 THCS Ngoại Ngữ vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”, “sẻ cơm nhường áo” và sáng kiến “Hũ gạo tiết kiệm” của Bác Hồ để cùng cả nước góp gạo cứu trọ cho đồng bào đang gặp nạn đói diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • Khoảng những năm 1930-1932
  • Khoảng những năm 1945-1954
  • Khoảng những năm 1954-1975
  • Khoảng những năm đầu sau 1975

Những câu thơ sau của Phạm Tiến Duật nhắc đến địa danh lịch sử nào trong thời kì kháng chiến, nơi đây chính là con đường huyền thoại của thời chiến. 

Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Ðông với Tây một dải rừng liền.

  • Đường Đông Khê
  • Đường Quang Trung
  • Đường Trường Sơn
  • Đường Phia Khắt- Nà Ngần

Bán đảo Đông Dương gồm mấy nước?

  • Hai nước
  • Ba nước
  • Bốn nước
  • Năm nước

Điền từ còn thiếu hoàn thành nhận định sau: 

_____ nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hòa. Rừng cây lá kim tập trung ở vùng phía Bắc và trên các sườn núi cao.

  • Châu Mĩ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Phi

Theo em hành động/ việc làm nào sau đây KHÔNG thể hiện sự cố gắng, quyết tâm trong cuộc sống?

  • Giúp đỡ bạn bè trong những hoàn cảnh khó khăn.
  • Nỗ lực để đạt điểm cao trong kì thi cuối học kì.
  • Từ bỏ những điều khó mà chưa thử sức.
  • Chinh phục thành công một đỉnh núi mình muốn đi.

Từ nào sau đây có từ “chân” mang nghĩa chuyển?

  • Bàn chân
  • Chân đau
  • Chân bàn
  • Chân trái

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Chàng trai nói với hoàng đế: 

- Tâu hoàng đế, những pho tượng này có đặc điểm như người. Pho tượng thứ nhất giống loại người nghe chuyện gì cũng kể cho người khác. Loại người này không tin cậy được. Giá trị của nó rất thấp. Pho tượng thứ hai giống loại người nghe tai này lọt qua tai kia, chẳng hiểu được gì. Đó là người đầu óc rỗng tuếch. Còn pho tượng thứ ba giống loại người nghe được điều gì đều giữ lại trong lòng để suy ngẫm. Đây chính là pho tượng giá trị nhất. 

(Truyện cổ Ấn Độ, theo bản dịch của Nguyễn Chi Mai)

Theo em, tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn trên là gì?

  • Báo hiệu thành phần liệt kê ở phía sau.
  • Báo hiệu lời dẫn trực tiếp ở phía sau.
  • Báo hiệu cho lời giải thích ở phía sau.
  • Đánh dấu vị trí các phần trong câu.

Các câu văn trong lời thoại của nhân vật KHÔNG dùng phép nối nào?

  • Nối bằng một quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp quan hệ từ.
  • Nối bằng phép thế
  • Nối bằng phép lặp

Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Trời xanh đây là của chúng ta 

Núi rừng đây là của chúng ta 

Những cánh đồng thơm mát 

Những ngả đường bát ngát 

Những dòng sông đỏ nặng phù sa 

(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi) 

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Điệp ngữ
  • So sánh và nhân hóa

Có mấy câu ghép được sử dụng trong đoạn văn sau:

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả. 

(Theo Hoãng Hữu Bội)

  • Không có câu ghép
  • Một câu ghép
  • Hai câu ghép
  • Ba câu ghép

Cho đoạn văn sau:

Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sống. Những dãy núi trùng trùng điệp điệp dần dần hiện ra giữa màn sương mờ ảo. Từng rải mây trắng sà xuống quấn quanh sườn núi hòa với sắc hoa ban trắng xóa cả núi rừng. Trên những cành cây khẳng khiu, trơ trụi giờ đã chi chít những lộc xanh. 

(Nguyễn Hoàng Long) 

Hãy liệt kê ít nhất 5 tính từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Đặt câu với 2 tính từ mà em thích.

Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ, nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau: 

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

(Trích “Tiếng Việt” – Lưu Quang Vũ”)