Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Lương Thế Vinh năm 2024 - Lần 1

3/11/2022 8:52:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lương Thế Vinh được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Đọc các đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chuyện một khu vườn nhỏ

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo VÂN LONG

Lưu ý: Học sinh chỉ chọn một câu trả lời đúng và đầy đủ nhất cho mỗi câu hỏi.

Có bao nhiêu quan hệ từ trong câu: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.”?

  • 1 quan hệ từ
  • 2 quan hệ từ
  • 3 quan hệ từ
  • 4 quan hệ từ

Chi tiết “Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.” cho ta thấy điều gì về cô bé này? 

  • Cô bé rất ham hiểu biết, yêu thiên nhiên.
  • Cô bé sống rất vui vẻ và lạc quan.
  • Cô bé sống rất tình cảm và chân thật.
  • Có bé có năng khiếu về hội họa.

Đọc đoạn sau và cho biết:

“Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…”

Các câu trong đoạn trên liên kết với nhau bằng cách nào?

  • Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối

Từ láy là tính từ trong câu: “Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” là:

  • Săm soi
  • Mổ mổ
  • Líu ríu
  • Cả 3 đáp án trên.

Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?

  • Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống.
  • Đến nơi nào cũng phải chú ý đến những người cai quản nơi ấy.
  • Phải có điều kiện thích hợp mới thành công.
  • Cả 3 đáp án trên.

Từ “nó” trong câu “Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành” là từ loại gì?

  • Danh từ
  • Đại từ
  • Tính từ
  • Động từ

Trạng ngữ trong câu văn “Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu.” thuộc loại trạng ngữ nào dưới đây?

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  • Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn

Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu:

- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

  • Để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
  • Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Để nối các bộ phận trong một liên danh.
  • Để liệt kê các sự vật.

Bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” đã gợi lên điều gì?

  • Vẻ đẹp sống động của một góc vườn trên ban công: cây quỳnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống; cây hoa ti gôn nghịch ngợm đáng yêu, cây đa Ấn độ đẹp và lạ với búp lá đỏ hồng, nhọn hoắt.
  • Tình cảm yêu quý, nâng niu trân trọng của con người dành cho thiên nhiên.
  • Tình cảm bạn bè gắn bó, khăng khít.
  • Cả đáp án 1 & 2.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

 

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

 

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vùng nước lợ nông sâu.

 

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

 

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

 

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non…

        QUANG HUY

Các từ láy có trong bài thơ trên là: .

Lưu ý: Em hãy liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong đoạn thơ và ngăn cách chúng bởi dấu phẩy.

Em hãy ghi lại các đặc điểm của cửa sông được miêu tả qua các khổ thơ 2, 3, 4, 5.

Từ “cửa” trong “cửa sông” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 

  • Nghĩa gốc
  • Nghĩa chuyển

Đặt một câu có từ “cửa” mang nghĩa gốc.

Khổ cuối của bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Điệp ngữ
  • Nhân hóa, so sánh

Viết đoạn văn trình bày tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối.

Viết đoạn văn 8 - 10 câu tả lại vẻ đẹp của con sông mà em từng được nhìn ngắm.