Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Lương Thế Vinh năm 2024 - Lần 2

3/11/2022 8:53:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lương Thế Vinh được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Câu nào dưới đây không có từ láy?

  • Thông thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. (Vũ Bằng)
  • Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. (Vũ Bằng)
  • Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào nhưng đất ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương và qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước. (Vũ Bằng)
  • Cái đẹp của ngày Tết phủ áo nhung tím, quàng khăn lụa màu, dận lên giầy nhung đen, đâu có thể so sánh được? (Vũ Bằng)

Phần gạch chân trong câu: “ Vào trong hang Sơn Đoòng, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh đầy lạ lẫm của Trái Đất giống như cách đây hàng trăm triệu năm” là?

  • Danh từ
  • Tính từ
  • Đại từ
  • Động từ

Xét về mặt cấu tạo, nhóm từ “Xa lạ, lạ lẫm, bằng phẳng, học hành” có điểm gì chung?

  • Đều là từ ghép
  • Đều là từ phức
  • Đều là từ láy âm
  • Đều là từ ghép phân loại

Nhận định nào đúng với đoạn văn sau:

“Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ, vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng, đậu đến quằn nhánh cây.”

THEO ĐOÀN GIỎI

  • Đoạn văn có 4 câu đơn
  • Đoạn văn có 2 câu đơn, 2 câu ghép
  • Đoạn văn có 3 câu đơn, 1 câu ghép
  • Đoạn văn có 3 câu ghép 1 câu đơn

Xác định chủ ngữ trong câu: “Phía Tây, một tháp chuông nhà thờ sẫm màu nhô lên nền trời vàng hoa cúc.” (L.M.Montgomery)

  • Một tháp chuông nhà thờ
  • Một tháp chuông nhà thờ sẫm màu
  • Phía Tây một tháp chuông nhà thờ sẫm màu nhô lên
  • Phía Tây một tháp chuông nhà thờ sẫm màu nhô lên nền trời

Câu nào dưới đây không có trạng ngữ?

  • Phía trên, giữa nền trời Tây Nam trong vắt, một ngôi sao lớn trắng màu pha lê nhấp nháy như ánh đèn dân đường đáng tin cậy. (Montgomery)
  • Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả.
  • Cuối thu, cây cối trụi lủi và cánh đồng héo úa nâu vàng.
  • Trường Sơn là một dãy núi dài, chạy dọc phía Tây Việt Nam, làm thành đường biên giới thiên nhiên giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. (Vũ Hùng)

Câu nào sau đây không có quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản?

  • Những con đường vuông góc viền vỏ sò gọn gàng chạy ngang dọc khắp khu vườn như những sợi ruy băng đỏ ẩm ướt và trong tấm thảm vườn, những bông hoa lạc mốt mọc um tùm. (Montgomery)
  • Mặt trời đã xuống núi được một lát nhưng phong cảnh vẫn rõ nét trong ánh hoàng hôn êm dịu. (Montgomery)
  • Mới chớm hè nhưng mặt trời như đang muốn phả hơi nóng như thiêu đốt của nó lên bầu không gian vẫn còn dư âm của mùa xuân tươi đẹp. (André Chedid)
  • Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Tê giác khoác một bộ áo da có nếp gấp trông tựa như một chiếc áo giáp và mang một chiếc sừng nghênh ngang trên sống mũi.

  • Nhân hóa và điệp ngữ
  • So sánh và điệp ngữ
  • Điệp ngữ và đảo ngữ
  • Nhân hóa và so sánh

Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

“Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá quần áo sặc sỡ, đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.”

  • 3 danh từ riêng
  • 4 danh từ riêng
  • 5 danh từ riêng
  • 6 danh từ riêng

Tác giả đã nhân hóa ngọn Tháp Bút trong câu thơ dưới đây bằng cách nào? 

“Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao”

  • Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi ngọn Tháp Bút.
  • Dùng từ ngữ vốn chỉ tính cách của người để tả ngọn Tháp Bút.
  • Dùng từ ngữ vốn chỉ đặc điểm của người để tả ngọn Tháp Bút.
  • Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để tả ngọn Tháp Bút.

Con yêu mẹ

– Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học

Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ

– Nhưng tối con về nhà ngủ

Thế là con lại xa trường

Còn mẹ ở lại một mình

Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế.

Trong bài thơ trên, tình yêu mến của người con được ví với những hình ảnh nào?

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ trên.

Qua bài thơ trên, em viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, nêu cảm nhận của em về tình cảm của người con dành cho mẹ thân yêu của mình.

Viết bài văn kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy cô, bạn bè… dưới mái trường tiểu học thân yêu của em.