Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 - Lần 1

2/23/2022 2:29:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nguyễn Tất Thành được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “mũi”, hãy đặt một câu.

Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.

Đơn vị của lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

Bộ phận của vũ khí.

Phần đất nhô ra ngoài biển.

Cho câu văn: “Cuốn sổ bạn kỉ niệm (1) đã lưu giữ biết bao kỉ niệm (2) về bạn.” Hai từ “kỉ niệm” trong câu trên thuộc từ loại nào?

Kỉ niệm (1) là .

Kỉ niệm (2) là .

Câu nào dưới đây tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu?

  • Những đám mây vươn cái cánh đen ngòm / rất dày phủ kín cả bầu trời, không để lọt qua một chút ánh sáng nào, rồi lầm lì lan rộng mãi một cách khủng khiếp.
  • Những đám mây vươn cái cánh đen ngòm rất dày / phủ kín cả bầu trời, không để lọt qua một chút ánh sáng nào, rồi lầm lì lan rộng mãi một cách khủng khiếp.
  • Những đám mây / vươn cái cánh đen ngòm rất dày phủ kín cả bầu trời, không để lọt qua một chút ánh sáng nào, rồi lầm lì lan rộng mãi một cách khủng khiếp.
  • Những đám mây vươn cái cánh đen ngòm rất dày phủ kín cả bầu trời, không để lọt qua một chút ánh sáng nào, rồi lầm lì / lan rộng mãi một cách khủng khiếp.

Cho bốn câu văn sau:

A. Những bông thóc nếp mập và tươi óng, trĩu gù lưng xuống.

B. Phía trên, giữa nền trời Tây Nam trong vắt, một ngôi sao lớn trắng màu pha lê nhấp nháy như ánh đèn dẫn đường tin cậy.

C. Những nhánh lộc đầu xuân mọng nước óng a óng ánh, những cây hướng dương đã ngẩng cao đầu với những bộ mặt vàng hoe.

D. Khi trời bình minh, sương muối, bó chặt như băng chung quanh những cành cây ướt đẫm.

Câu nào dùng dấu phẩy chưa đúng? Vì sao?

Câu dùng dấu phẩy chưa đúng vì dấu phẩy không dùng để ngăn cách bộ phận với bộ phận của câu.

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “cổ” mang nghĩa gốc, trường hợp nào mang nghĩa chuyển? Xếp chúng vào hai cột sao cho đúng.

giày cao cổ, bướu cổ, cổ áo, cổ chai, cổ tay, cổ lọ, cổ vịt

Nghĩa gốc  Nghĩa chuyển

Cho các nhóm sau:

A.    1. Trai tài gái sắc
        2. Trọng nghĩa khinh tài

B.    1. Cá chậu chim lồng
        2. Áo đơn lồng áo kép

C.    1. Đầu xuôi đuôi lọt
        2.Đầu voi đuôi chuột

D.    1. Đất lành chim đậu
        2. Tháng chạp là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Nhóm có các từ gạch chân là từ nhiều nghĩa:

Nhóm có các từ gạch chân là từ đồng âm:

Cho nhóm thành ngữ, tục ngữ:

- Lên thác xuống ghềnh  

- Vào sinh ra tử

- Ba chìm bảy nổi    

- Lá rụng về cội

Câu tục ngữ trong nhóm trên là

Câu tục ngữ ấy khuyên con người: .

Trong dãy từ sau có một từ không cùng nhóm với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao?

Rì rào, ríu ran, rón rén, róc rách

Từ không cùng nhóm với các từ còn lại.

Vì các từ còn lại còn từ không .

Chẳng biết tự bao giờ, những cây đa, cây si già cổ kính hay những cây bàng cao lớn tỏa bóng rợp xuống con đường đi học… đã trở nên thật gần gũi với em. Dù mưa hay nắng, cây vẫn lặng lẽ dang rộng vòng tay xanh mát, dịu dàng của mình che chở cho những con đường, những góc phố, những mái nhà… thân yêu của em.

Em hãy tả lại một cây cổ thụ hoặc cây bóng mát thân thuộc với em như thế (viết phần thân bài).