Đề số 15 ôn thi môn Tiếng Việt vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh

3/4/2023 12:01:00 AM

Đọc kĩ bài văn sau và trả lời các câu hỏi: 

Cảnh sắc mùa xuân vùng trung du

Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Văn Thảo)

Thủy nhận ra mùa xuân đã đến qua những sự vật nào bên ngoài khung cửa sổ?
  • lớp cỏ non trên đồi, chiếc khoăn voan bay lơ lửng trong gió, dãy núi đá vôi
  • những thành quách lâu đài cổ, ánh nắng óng mượt như nhung, dãy núi đá vôi
  • lớp cỏ non trên đồi, những con đường mòn, dãy núi đá vôi
  • lớp cỏ non trên đồi, những thành quách lâu đài cổ, một cụ già ngồi trầm tư trong buổi xế chiều
Có bao nhiêu câu văn sử dụng nghệ thuật so sánh trong đoạn?
  • 3 câu
  • 4 câu
  • 5 câu
  • 6 câu

Chỉ ra các từ láy âm có trong đoạn sau:

“Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió.”

  • Huy hoàng, lác đác, tít tắp, mềm mại, lơ lửng
  • Huy hoàng, tít tắp, mềm mại, lơ lửng
  • Tít tắp, mềm mại, lơ lửng
  • Lác đác, tít tắp, mềm mại, lơ lửng

Tác giả có viết “Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả.” . Theo em, trong đoạn văn trên, sự thay đổi đó là:

  • Mùa xuân đã khiến cho con người trở nên trẻ trung, vui tươi và yêu đời hơn.
  • Mùa xuân đã khoác lên cho cảnh vật một vẻ xưa cũ đầy cổ kính.
  • Mùa xuân đã đem đến ánh nắng ấm áp và sức sống tươi mới, căng tràn cho vạn vật, khiến chúng như sáng lên và trẻ ra.
  • Cả 3 đáp án trên.

Em hãy đặt các câu hỏi với mục đích dưới đây.

1. Câu hỏi để khen.

2. Câu hỏi để phủ định.

3. Câu hỏi để yêu cầu đề nghị.

Cho câu văn sau:

“Tiếng chuông xe trượt tuyết leng keng giữa những ngọn đồi tuyết phủ như tiếng chuông thần tiên tràn ngập không gian lạnh giá nhưng thứ âm nhạc đó cũng không ngọt ngào hơn bài hát trong tim và trên môi Anne.”

Câu văn đã cho có 2 vế, em hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn đó.

- Chủ ngữ 1: .

- Vị ngữ 1: .

- Chủ ngữ 2: .

- Vị ngữ 2: .

Tìm quan hệ từ để nối cụm từ với cụm từ trong câu văn.

Quan hệ từ để nối cụm từ với cụm từ trong câu văn là: .

Em hãy liệt kê các từ theo thứ tự xuất hiện trong câu văn và ngăn cách chúng bằng dấu phẩy.

Chỉ ra quan hệ từ để nối vế với vế trong câu văn trên và cho biết quan hệ từ đó thể hiện quan hệ gì?

- Quan hệ từ nối vế với vế trong câu văn trên là từ .

- Quan hệ từ đó thể hiện quan hệ .

Cho đoạn thơ sau:

“Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.”

( “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh)

Từ “đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

  • Nghĩa gốc
  • Nghĩa chuyển

Trong đoạn thơ trên, người cha muốn nói với con điều gì?

Em hiểu gì về người cha trong đoạn thơ trên?

Vào mỗi dịp nghỉ hè, em thường đi nghỉ mát ở bãi biển cùng gia đình. Sáng sớm thức giấc, em đã được thưởng thức những vẻ đẹp diệu kì của biển.

Hãy viết một bài văn tả cảnh biển vào buổi sáng đẹp trời đó.