Đề ôn thi số 9 môn Tiếng Việt vào lớp 6 trường Archimedes

2/18/2023 12:01:00 AM

Ước mơ

Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố nói: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo phê: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới!” (Nguồn: http://giaoducso.vn) 

Cậu học trò trong câu chuyện có ước mơ gì?

  • Trở thành một diễn viên nổi tiếng
  • Trở thành một giáo viên
  • Trở thành một diễn viên hài
  • Trở thành một người cha tốt

Trong câu chuyện, ai là người không đề cao ước mơ của cậu bé?

  • Thầy giáo
  • Người bố
  • Các bạn học
  • Cả thầy giáo và người bố

Em hiểu lời chúc của thầy giáo có ý nghĩa như thế nào?

  • Đó thực chất là lời mỉa mai, không coi trọng ước mơ của cậu bé.
  • Đó là lời khuyên đầy khéo léo và tế nhị để cậu bé nhận ra mình cần từ bỏ ước mơ viển vông của mình.
  • Đó là lời nói đầy cảm thông, chia sẻ mà thầy giáo dành tặng cho cậu bé để cậu không buồn trước lời nhận xét của bố.
  • Đó là lời động viên, khích lệ để cậu học trò nhỏ theo đuổi ước mơ đẹp đẽ của mình.

Dòng nào dưới đây có cùng ý nghĩa với lời phê mà thầy giáo dành tặng cho cậu bé trong câu chuyện?

  • “Ước mơ này tuy hơi viển vông nhưng dù sao thầy cũng hi vọng em đạt được nó.”
  • “Ước mơ của em tuy nhỏ bé, viển vông nhưng thật đáng trân trọng.”
  • “Ước mơ thật tuyệt, thầy tin em sẽ trở thành một diễn viên hài nổi tiếng thế giới.”
  • “Thầy nghĩ bố em đã nói đúng, nhưng em đừng buồn nhé.”

Bài học mà câu chuyện muốn nhắn nhủ tới người đọc là gì?

  • Đừng nói với mọi người về ước mơ của bạn mà hãy cho họ thấy nó.
  • Cần biết tôn trọng và trân trọng ước mơ của người khác.
  • Nếu một mơ ước rơi xuống và vỡ thành nghìn mảnh, bạn đừng ngại nhặt một trong những mảnh vỡ đó lên và bắt đầu lại.
  • Không bao giờ là quá già để đặt ra một mục tiêu khác hoặc một ước mơ mới.

Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

  • Kể truyện
  • Nóng nảy
  • Tham quan
  • Bàng quan

Từ nào dưới đây viết không đúng theo quy tắc viết tên người nước ngoài?

  • Lép Tôn-Xtôi
  • Xa-xa-cô Xa-xa-ki
  • Thô-mát Ê-đi-xơn
  • Ni – cô – la Cô – péc - ních

Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa?

  • Trường tiểu học Kim Đồng
  • Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
  • Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
  • Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Câu “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.” (Xuân Diệu) có mấy tiếng, mấy từ?

  • 16 tiếng, 13 từ
  • 17 tiếng, 17 từ
  • 15 tiếng, 14 từ
  • 16 tiếng,12 từ

Trường hợp nào dưới đây không phải là một từ phức?

  • Bình minh
  • Óng a óng ánh
  • Trời xanh
  • Hợp tác xã

Dòng nào chỉ gồm các từ ghép phân loại?

  • Học tập, học hành, học hỏi
  • Nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ
  • Bằng phẳng, phẳng lì, phẳng phiu
  • Tốt bụng, xấu tính, đẹp lão

Từ “Việt Nam” trong câu “Đó là một món ăn rất Việt Nam.” là:

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Đại từ

Cặp quan hệ từ trong câu: “Nếu tôi có màu vẽ thì tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi
sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm và cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia.” (Theo Ai- ma-tốp) biểu thị quan hệ gì?

  • Nguyên nhân – kết quả
  • Giả thiết – kết quả
  • Tăng tiến
  • Tương phản

Từ “cánh” trong câu “Máy bay đã cất cánh.” và từ “cánh” trong câu “Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa..” là hiện tượng:

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Từ nhiều nghĩa

Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khẳng khiu” trong câu: "Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn."?

  • Mập mạp
  • Thẳng tắp
  • Cao vút
  • Gầy guộc

Chủ ngữ của câu “Mùi thơm của sầu riêng là mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.” là:

  • Mùi thơm của sầu riêng là
  • Mùi thơm của sầu riêng
  • Mùi thơm của mít chín, hương bưởi, trứng gà
  • Mật ong già hạn

Trạng ngữ trong câu “Thiếu niên, vì tổ quốc, luôn sẵn sàng.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

  • Nguyên nhân
  • Phương tiện
  • Mục đích
  • Nơi chốn

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể “Ai là gì?”?

  • Lan đã mặc thử chiếc áo đó, ấm ơi là ấm.
  • Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
  • Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.
  • Cả B và C

Câu nào sau đây là câu khiến?

  • Bạn có thể mở cửa cho tớ được không?
  • Tớ lấy cho cậu một cốc nước nhé?
  • Các em hãy tập trung làm bài!
  • Cả A, B, C

Dấu hai chấm trong câu “Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.” (Theo Đất nước ngàn năm)  có tác dụng gì?

  • Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
  • Báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật
  • Báo hiệu phần liệt kê
  • Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Đại từ “nó’’ trong câu “Mặt trời đỏ ối đã xuống thấp dần, cái đĩa cháy rực của nó đã chạm tới viền đám mây xam xám phía đằng tây.” thay thế cho từ ngữ nào?

  • Cái đĩa
  • Mặt trời
  • Đám mây
  • Đằng tây

Chủ ngữ của câu “Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về có cấu tạo là:

  • Danh từ
  • Cụm danh từ
  • Đại từ
  • Cụm tính từ

Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh?

  • Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
  • Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
  • Cây dừa xanh toả nhiều tàu

    Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

  • Cả A và B

Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.” khuyên chúng ta điều gì?

  • Chúng ta nên ăn chay hàng ngày.
  • Chúng ta nên ăn chay cả tháng và sống thật thà, ngay thẳng.
  • Chúng ta nên ăn ngay nói thẳng, tôn trọng sự thật và sống chân thật, thật thà.
  • Chúng ta nên nói năng khiêm tốn, thật thà.

Chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ:

“Quê hương là chùm khế ngọt

 Cho con trèo hái mỗi ngày.

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”

  • Gợi tả quê hương bình dị, gần gũi, thân thương
  • Gợi tả quê hương đẹp đẽ, thơ mộng
  • Thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương
  • Cả A, B, C

Cho các đoạn thơ sau:

Mai rồi con lớn khôn

Chim không còn biết nói

Gió chỉ còn biết thổi

Cây chỉ còn là cây

Đại bàng chẳng về đây

Đậu trên cành khế nữa

Chuyện ngày xưa, ngày xửa

Chỉ là chuyện ngày xưa.

 

Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.

                                  (Sang năm con lên bảy, Vũ Đình Minh)

Trong đoạn thơ trên, người cha đã nói với con rất nhiều thay đổi khi con lớn lên. Đó là những thay đổi nào?

Đặt một câu có từ “hạnh phúc” là tính từ.

Em hiểu các câu thơ sau: “Hạnh phúc khó khăn hơn/ Mọi điều con đã thấy/ Nhưng là con giành lấy/ Từ hai bàn tay con.” như thế nào?

Viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:

Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.