Đề ôn thi số 10 môn Tiếng Việt vào lớp 6 trường Archimedes

3/4/2023 12:01:00 AM

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
MIẾNG BĂNG GẠC THỨ MƯỜI HAI
Trong một ca phẫu thuật, cô y tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: “Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân”.
Ông bác sĩ, khá lớn tuổi, nói một cách quyết đoán: “Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!”
Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng”.
Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!”
Cô lập tức kêu lớn lên: “Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!”
Lúc này, bác sĩ mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: “Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó”.
Ông đã thử thách sự chân chính của cô y tá trẻ và cô đã có được điều ấy.
(Sưu tầm) 
                                                                                                                             

Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu còn một miếng gạc không được lấy ra khỏi người bệnh nhân?

  • A. Bệnh nhân sẽ không gặp phải vấn đề gì lớn, miếng gạc sẽ tự tiêu trong cơ thể sau một thời gian dài.
  • B. Miếng gạc sẽ thấm hút dịch trong cơ thể bệnh nhân rồi sau đó sẽ tự hủy.
  • C. Miếng gạc còn trong cơ thể bệnh nhân sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của họ.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Để tìm phụ tá phẫu thuật chính thức, bác sĩ đã thử thách điều gì ở cô y tá?

  • Bác sĩ đã thử thách sự chăm chỉ của cô trong công việc.
  • Bác sĩ đã thử thách sự chân chính của cô trong công việc.
  • Bác sĩ đã thử thách sự kiên nhẫn của cô trong công việc.
  • Bác sĩ đã thử thách sự sáng tạo của cô trong công việc.

Chi tiết “Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng”. cho thấy cô gái là người như thế nào?

  • Một con người không vì lợi ích của bản thân luôn đặt sức khoẻ của người bệnh lên trên tất cả.
  • Một con người bản lĩnh, dám mạnh dạn bảo vệ điều mình cho là đúng dù có thể gặp nhiều bất lợi.
  • Một con người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Tất cả các đáp án trên.

Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy điều gì?

  • A. Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy sự đồng tình của cô với việc làm của bác sĩ.
  • B. Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy sự cương quyết không đồng tình của cô với hành động của bác sĩ.
  • C. Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy thái độ thiếu tôn trọng của cô đối với một người lớn tuổi và có trình độ chuyên môn cao hơn mình.
  • D. Cả A và C

Cô y tá trong truyện là người như thế nào?

  • Cô y tá là người lạc quan, yêu đời.
  • Cô y tá là người sống có trách nhiệm.
  • Cô y tá là người dễ nóng giận.
  • Cô ý tá là người nhân hậu.

Bác sĩ trong câu chuyện là một người như thế nào?

  • Bác sỹ là một người hết lòng vì bệnh nhân
  • Bác sỹ là một người có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
  • Bác sỹ là một người tài năng và sâu sắc
  • Tất cả các phương án trên.

Câu danh ngôn liên quan đến chủ đề của câu chuyện trên là:

  • Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. (Joan Didion)
  • Bạn không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói.
  • Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình.
  • Tất cả các phương án trên

Từ nào có thể thay thế từ “ nghiêm khắc” trong câu: “Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!”

  • Nghiêm ngặt
  • Nghiêm trang
  • Nghiêm nghị
  • Nghiêm trọng

Từ có thể thay thế từ “mở” trong câu “ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó”là

  • A. Khép
  • B. Đóng
  • C. Xoè
  • D. Cả A và B

Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

  • Chúng ta nên sống lạc quan, yêu đời.
  • Chúng ta nên sống có ước mơ, lí tưởng cao đẹp.
  • Chúng ta cần sống chan hòa với mọi người xung quanh mình.
  • Chúng ta cần sống có trách nhiệm và hãy luôn cố gắng trở thành một con người chân chính.

Từ có nghĩa trái ngược với từ “đung đưa” trong câu là:

“Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.” 

  • yên ổn
  • yên
  • yên giấc
  • yên bình

Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm(1) bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm(2) niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”

(Bằng Việt)

Từ "nhóm" mang nghĩa chuyển là:

  • Nhóm (1)
  • Nhóm (2)
  • Nhóm (1) và Nhóm (2)
  • Không có từ “Nhóm” nào mang nghĩa chuyển

Vị ngữ của câu sau có cấu tạo là:

“Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt...”

  • danh từ
  • cụm danh từ
  • cụm động từ
  • cụm tính từ

Chủ ngữ của câu “Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi già.” là:

  • Bên vệ đường
  • Sừng sững
  • Một cây sồi già
  • Một cây sồi
Câu nào sau đây là câu hỏi dùng để phủ định?
  • Bạn ấy thông minh chứ sao?
  • Cậu ấy học giỏi toán à?
  • Cô ấy mà cao à?
  • Sao em cậu hát hay thế nhỉ?

Dấu phẩy trong câu nào dưới đây có tác dụng ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu?

  • Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. (Chu Văn)

  • Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. (Chu Văn)

  • Sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. (Chu Văn)

  • Cả 3 đáp án trên.

Chủ ngữ của câu:Dưới gốc cây, nở rộ những đoá hoa ưa bóng râm.là:

  • Dưới gốc cây
  • Nở rộ
  • Nở rộ những đoá hoa
  • Những đoá hoa ưa bóng râm

Từ “tranh” trong câu sau cùng từ loại với từ trong câu nào dưới đây?

“Mỗi lẫn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.”

  • Chào mào, sáo sậu, sáo đen … gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. (Vũ Tú Nam)

  • Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc nhìn cành khẳng khiu mà tưởng ta đang đi trong tranh thuỷ mặc. (Bùi Hiển)

  • Ảnh hưởng tới bầu không khí tĩnh mịch của khu rừng chỉ có tiếng của những con chim nhỏ đang tranh mồi.

  • Vài con sáo và cà cưỡng tranh nhau để chiếm cây mộc lan ngoài cửa sổ. (Margaret Mitchell)

Câu sau là:

“Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.”

  • Câu kể Ai thế nào?
  • Câu ghép
  • Câu đơn có trạng ngữ
  • Cả 1 và 3

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. (2) Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

(3) Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là gặp biển cả mênh mông. (4) Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. (5) Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. (6) Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. (7) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. (8) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Các vế trong câu ghép: “Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.” được nối với nhau bằng cách nào?

  • Nối bằng một quan hệ từ
  • Nối bằng cặp quan hệ từ
  • Nối bằng cặp từ hô ứng
  • Nối trực tiếp bằng dấu câu

Trong đoạn sau có mấy danh từ riêng?

“Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.”

  • 9 danh từ riêng
  • 8 danh từ riêng
  • 7 danh từ riêng
  • 6 danh từ riêng

Dòng nào nêu đúng và đủ nhất nghĩa của từ “ngắm” trong câu: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”?

  • Đưa mắt về hướng nào đó để thấy
  • Nhìn lâu, nhìn kĩ cho thỏa lòng yêu thích
  • Quan sát và hi vọng
  • Quan sát, dõi theo, trông đợi

Dựa vào cấu tạo từ, xác định một từ không thuộc nhóm: "bằng phẳng, cần mẫn, mập mờ, san sẻ"

  • Mỏng manh
  • Thật thà
  • Mập mờ
  • San sẻ

Đọc các đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

 Đoàn thuyền đánh cá 

(Trích) 

Mặt trời xuống biển như hòn lửa  
Sóng đã cài then, đêm sập cửa 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,  
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.  
 
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,  
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi  
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!  
 
Ta hát bài ca gọi cá vào,  
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,  
Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.  
 
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng  
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.  
 
Câu hát căng buồm với gió khơi,  
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,  
Mặt trời đội biển nhô màu mới,  
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 

Huy Cận 

Lưu ý: Học sinh chỉ chọn một câu trả lời đúng đầy đủ nhất cho mỗi câu hỏi. 

Từ huy hoàng trong câu thơ: Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt huy hoàng muôn dặm phơi thuộc loại từ nào dưới đây?

  • Từ láy tiếng
  • Từ láy âm đầu
  • Từ ghép
  • Từ láy vần

Dòng nào dưới đây là tục ngữ?

  • Một nắng hai sương
  • Thức khuya dậy sớm
  • Vào sinh ra tử
  • Lá lành đùm lá rách

Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi:

“Giữa thành phố có hồ xuân hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ than thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối cam li. Thác xối ào ào tung bọt trắng. Bên bờ suối, những thân cây nghiêng mình loà xoà lá biếc soi gương nước.”

Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa các từ được gạch chân trong đoạn trên?

  • Xuân hương, Than thở, Cam Li
  • Xuân Hương, than Thở, Cam Li
  • Xuân Hương, Than Thở, Cam Li
  • Xuân Hương, Than Thở, Cam li

Dòng nào sau đây bao gồm toàn những từ viết đúng chính tả?

  • Trân trọng, dơ ráy, gian hàng, nóng ran, gian giảo
  • Ranh ma, trân thành, chung thủy, ríu rít, rơm rớm
  • Chưng bày, triển lãm, bành trướng, nhút nhát, dịu dàng
  • Hoan hỉ, xôn xao, nhu nhược, xứ sở, đối xứng

Phép nhân hóa trong đoạn văn sau để tả đối tượng nào dưới đây?:

"Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới, chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím." (Ai-ma-tốp)

  • mặt đất
  • mặt trời
  • con đường
  • sườn đồi

Đọc các đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. (Theo Đoàn Minh Tuấn)

Ý nào dưới đây là tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu văn: “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.”?

  • Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, ấn tượng của dãy núi Tam Đảo.
  • Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp uy nghiêm, thâm trầm của dãy núi Tam Đảo.
  • Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của dãy núi Tam Đảo.
  • Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của mây trời.

Biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa trong câu văn sau gợi cho em cảm nhận điều gì?

“Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.” 

  • Gợi lên sự tấn công dữ dội của biển cả, đe dọa đến con đê mỏng manh.
  • Gợi tả sự đối lập giữa sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên (bão biển) và con đê mỏng manh (sức người).
  • Gợi tả cơn bão lớn đã phá hủy con đê một cách dễ dàng như cá mập nuốt cá chim bé nhỏ.
  • Cả 1 và 2 đều đúng.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

CHUỖI NGỌC LAM

Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên:

   - Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?

Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

   - Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!

Pi-e ngạc nhiên:

   - Ai sai cháu đi mua?

   - Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.

   - Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

   - Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:

   - Cháu tên gì?

   - Cháu là Gioan.

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:

   - Đừng đánh rơi nhé!

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý.

Ngày lễ Nô-en tới. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e càng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay! Nhưng anh đã lầm.

Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:

   - Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ?

   - Phải.

   - Thưa... Có phải ngọc thật không?

   - Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật.

   - Ông có nhớ đã bán cho ai không?

   - Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình.

   - Giá bao nhiêu ạ?

   - Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng.

   - Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?

Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:

   - Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có.

Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ.

   - Nhưng sao ông lại làm như vậy?

Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói:

   - Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!

Trong tiếng chuông đổ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.

(Phun-tơn O-xlơ)

Chi tiết "Gioan dồn hết số tiền tiêu vặt dành dụm được để mua chuỗi ngọc cho chị" cho chúng ta biết được điều gì?

Tại sao chú Pie lại đồng ý bán chuỗi ngọc quý giá cho bé Gioan mặc dù số tiền em có rất ít ỏi và không thể đủ để mua nổi chiếc vòng trang sức này?

Qua câu chuyện, em thấy chị bé Gioan là người như thế nào?

Câu chuyện trên giúp ta cảm nhận được tình chị em sâu sắc cũng như tình cảm ấm áp, chia sẻ giữa người với người. Em hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu làm rõ điều đó. 

Cho đoạn thơ:

“…Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói...”

(Trước cổng trời - Nguyễn Đình Ảnh)

Dựa vào đoạn thơ trên viết đoạn văn 10 đến 12 câu tả khung cảnh núi rừng.