Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Ngôi Sao năm 2024 - Lần 1

5/17/2022 7:36:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Ngôi Sao Hà Nội được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Archimedes, Ngôi sao HN vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Câu văn nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?

  • Một buổi chiều tháng Tám, sương mù xanh nhạt bảng lảng trên những triền đồi mùa gặt, làn gió thì thào tinh nghịch giữa những hàng dương.(L.M Montgomery)
  • Trong đêm rừng vắng lặng, mặt sông được chiếu sáng trôi lững lờ dưới chân chòi, giống như một dải vải chàm mới nhuộm. (Theo Vũ Hùng)
  • Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
  • D. Trên những cành tre mảnh dẻ, lướt xuống mặt ao một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo (Lê Văn Hoè)

Hai câu thơ sau: “Bác sống như trời đất của ta/ Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”(Tố Hữu) gợi tả điều gì?

  • Hai câu thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống bình dị, gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa, đến tất cả vạn vật trên đời…Tình yêu đẹp đẽ và tấm lòng cao cả của người dành cho đất nước nhân dân sẽ mãi vĩnh hằng như đất trời, như sông núi…
  • Hai câu thơ ca ngợi con người Việt Nam giàu tình yêu thương và đất nước ta dưới sự dẫn dắt của Bác Hồ kính yêu sẽ mãi phát triển và trường tồn.
  • Hai câu thơ ca ngợi tình yêu lớn lao vô tận của Bác Hồ dành cho đất nước, cho nhân dân. Người đã hi sinh cả cuộc đời mình vì đất nước vì nhân dân. Mong ước lớn nhất của cuộc đời người là đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
  • Cả A, B, C đều đúng.

Thành ngữ nào sau đây giống nghĩa với thành ngữ: “Một chín một mười”?

  • Một cổ hai tròng
  • Kẻ tám lạng người nửa cân
  • Một chốn đôi quê
  • Một hội một thuyền

Dấu ba chấm trong câu: “Những cây lựu lớn, tán lá lấp lánh, đầy những bông hoa đỏ như lửa; những cây nhài Arập lá sẫm, hoa trắng như những ngôi sao nhũ bạc; những cây mỏ hạc, những cây hồng lộng lẫy trĩu xuống dưới những bông hoa đang mùa nở rộ...” (Harriet Beecher Stowe) có tác dụng gì?

  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Cả A và C

Các tính từ trong đoạn thơ sau là:

“Một ngôi sao, chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”

  • Sáng, thân, chín, chăng
  • Sao, sáng, chín, tàn
  • Sáng, chín, vàng, tàn
  • Sao, chín, vàng, tàn

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

            Đồng chiều

Mặt trời chìm cuối đồng xa

Sương lên mờ mịt như là khói bay

Đất trời cách một gang mây

Và tôi cùng với luống cày tỏa hương

(Trần Đăng Khoa)

Em hãy liệt kê các quan hệ từ có trong câu cuối của đoạn thơ trên.

Đáp án: (Học sinh liệt kê các quan hệ từ có trong câu cuối của đoạn thơ theo thứ tự xuất hiện trong đoạn thơ)

Phân tích cấu tạo của câu thơ: “Và tôi cùng với luống cày toả hương”.

Đáp án:

- Chủ ngữ: .

- Vị ngữ: .

Theo em từ “chìm” trong câu “Mặt trời chìm cuối đồng xa/ Sương lên mờ mịt như là khói bay” gợi tả điều gì?

Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Hũ bạc

Cha mẹ tôi rất siêng năng nên về già để dành được một hũ bạc. Hai ông bà chỉ buồn vì tôi lười biếng.

Một hôm, cha bảo tôi rằng:

- Cha muốn thấy con tự mình kiếm được tiền. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

Mẹ sợ tôi vất vả, liền dúi tiền cho. Tôi đã cầm tiền đi chơi, khi chỉ còn vài đồng mới về đưa cho cha. Cha vứt ngay nắm tiền xuống áo. Mà tôi vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

- Đây không phải tiền con làm ra.

Tôi lại ra đi. Lần này mẹ chỉ dám cho tôi ít tiền ăn. Hết tiền, tôi đành phải đi làm thuê. Tôi ăn tiêu tiết kiệm, cố gắng dành dụm tiền. Ba tháng sau, tôi trở về, đưa tiền cho cha.

Cha hỏi:

- Tiền này con tự làm ra phải không?

- Thưa cha, vâng ạ.

Cha ném mấy đồng tiền vào bếp lửa. Tôi vội thọc tay vào lửa, lấy tiền ra. Cha cười:

- Cha rất mừng vì tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

Lúc đó, cha mới đưa hũ bạc cho tôi và bảo:

- Nếu con lười biếng, cha mẹ có cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

(Sưu tầm)

Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” trong câu: “Cha mẹ tôi rất siêng năng nên về già để dành được một hũ bạc.”

Theo em, ban đầu người con là một người như thế nào?

Qua câu chuyện, em thấy người cha là một người như thế nào?

Câu chuyện trên gợi lên trong em những suy nghĩ gì về ý nghĩa của lao động chân chính trong cuộc sống?

Câu chuyện “Hũ bạc” (ở bài tập 2) không chỉ mang đến người đọc một bài học quý về ý nghĩa của lao động mà còn giúp chúng ta thấm thía hơn bao giờ hết tình cảm yêu thương và sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ với con cái. Câu chuyện cũng nhắn nhủ mỗi người hãy nghĩ đến cha mẹ thân yêu của mình…Thế còn em?  Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giúp em cảm nhận sâu sắc tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho em.