Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Ngôi Sao năm 2024 - Lần 2

5/17/2022 7:37:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Ngôi Sao Hà Nội được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Archimedes, Ngôi sao HN vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Từ “rồi” trong câu nào dưới đây không phải là quan hệ từ?

  • Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (Tạ Duy Anh)
  • Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt và khắp mảnh vườn. (Vũ Tú Nam)
  • Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
  • Ăn không ngồi rồi (Thành ngữ)

Câu: “Trên sàn lán gập ghềnh, người nọ nằm sát người kia, chăn trấn thủ kéo cao đến cằm, đầu quấn kín trong một chiếc khăn dù, chỉ để hở cặp mắt và hai lỗ mũi.” (Vũ Hùng) có bao nhiêu vế câu?

  • Một vế câu
  • Hai vế câu
  • Ba vế câu
  • Bốn vế câu

Tác dụng của dấu phẩy thứ 2 trong câu: “Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu phiên việc chừng ba bốn phút, tôi thường chọn một đài nào đó để lấy giờ rồi chỉnh lại đồng hồ của tôi cho đúng với giờ quốc tế.” (theo Vũ Hùng) là:

  • ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
  • ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính của câu
  • ngăn cách các chủ ngữ của câu
  • ngăn cách các vế câu

Dòng nào dưới đây toàn là từ láy?

  • Rách rưới, cần cù, dịu dàng, lướt thướt
  • Quanh co, lấp lánh, rạo rực, xao xuyến
  • Cũ kĩ, xộc xệch, hạn hán, tươi tắn
  • Lao xao, hùng hậu, mệt mỏi, xơ xác

Chủ ngữ của câu: “Bóng hai chúng tôi cùng bóng con cu li trên cành soi xuống đáy nước, hoà với những khoảng trời thăm thẳm.” là:

  • Bóng hai chúng tôi
  • Bóng hai chúng tôi cùng bóng con cu li
  • Bóng hai chúng tôi cùng bóng con cu li trên cành
  • Bóng hai chúng tôi cùng bóng con cu li trên cành soi xuống đáy nước

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường  

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ Người chân bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Tại sao các từ “Bác, Người, Ông Cụ” trong đoạn thơ trên lại được viết hoa?

Theo em, từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ có tác dụng gì?

Viết đoạn văn 7-9 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác trong khổ thơ trên.

Đoạn thơ gợi tả tình cảm của tác giả dành cho Bác như thế nào?

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sự tích loài hoa của mùa hạ

Ngày xưa, các cây hoa như hướng dương, hoa hồng, thạch thảo,…rất tự hào vì mình có lá xanh mướt và hoa rực rỡ, riêng cây xương rồng thì chỉ có gai mà không có lá, không có hoa. Các loài cây trêu chọc, chê bai cây xương rồng xấu xí, không đem lại niềm vui cho cuộc đời. Cây xương rồng tủi thân lắm, nhưng chỉ biết im lặng, buồn bã. Nó thầm ao ước mình cũng có hoa như những cây hoa khác.

Mùa hạ đến, nắng như đổ lửa và nóng kéo dài nhiều ngày, khiến các cây hoa khô héo, chỉ có xương rồng vẫn tươi tỉnh. Thì ra, thân xương rồng mọng nước, trên thân lại chỉ có gai nên không bị mất nước trong nắng nóng.

Thấy các bạn héo lả đi vì thiếu nước, xương rồng liền truyền nước từ thân mình cho các bạn chống chọi với nắng hạn mùa hạ. Được cứu sống, các loài hoa trong vườn đều biết ơn xương rồng, không ai trêu chọc, chê bai xương rồng nữa.

Bà tiên cây thấy được việc làm tốt của xương rồng, liền hóa phép biến ước mơ của xương rồng thành hiện thực. Từ thân hình đầy gai nhọn của xương rồng mọc những bông hoa đẹp tuyệt vời. Xương rồng mừng vui khôn xiết khi nhìn thấy những bông hoa rực rỡ trên thân mình.

Chỉ ra phép liên kết câu được dùng trong đoạn văn đầu tiên.

Đáp án: Phép liên kết: .

Cây xương rồng được tác giả miêu tả có những đặc điểm như thế nào? Những đặc điểm cơ thể này khiến xương rồng cảm thấy ra sao?

Câu chuyện Sự tích loài hoa mùa hạ gửi gắm tới chúng ta thông điệp ý nghĩa gì?

Theo em làm thế nào để rèn luyện, nuôi dưỡng vẻ đẹp trong tâm hồn?

Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy sáng tạo và kể một sự tích về loài hoa em yêu thích.