Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh năm 2022 - 2023

2/6/2023 11:51:00 AM

Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

  • Chót vót
  • Lênh khênh
  • Chông chênh
  • Hát hò

Phần gạch chân trong câu: “Mùa lũ, dòng sông ầm ầm chảy ngày đêm như thác.” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây?

  • Dòng sông
  • Chảy
  • Thác

Xét về mặt từ loại, nhóm từ “địa điểm, địa chỉ, địa phương” có điểm gì chung?

  • Đều là tính từ
  • Đều là động từ
  • Đều là danh từ
  • Đều là quan hệ từ

Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn văn có bao nhiêu từ láy?

“Thời gian cứ thế trôi qua. Cây trong vườn bốn mùa lặng lẽ đơm hoa kết trái. Bọn trẻ chúng tôi cứ hồn nhiên hưởng hoa thơm, trái ngọt từ vườn cây nhà ông bà. Để rồi một hôm nào đó như hôm nay đây, tôi bùi ngùi tưởng nhớ người đã nhọc nhằn trồng cây cho chúng tôi hái quả.”

  • 3 từ láy
  • 4 từ láy
  • 5 từ láy
  • 6 từ láy

Xác định chủ ngữ trong câu: “Nắng bắt đầu len tới rừng cây, rực rỡ sắc vàng hòa với ánh sáng chói chang của trưa hè.”

  • Nắng bắt đầu len tới rừng cây
  • Nắng
  • Nắng, ánh sáng
  • nắng, sắc vàng

Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?

  • Tháng giêng, trăng trong veo trên nền trời thăm thẳm.
  • Cuối năm, các cửa hàng đều trang hoàng lộng lẫy.
  • Trong vườn, hoa trái ngào ngạt hương thơm, rực rỡ sắc màu.
  • Mùa hè, bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng rực rỡ.

Câu nào sau đây là câu ghép chỉ mục đích?

  • Nhà tôi để xe ở dưới hầm chung cư.
  • Bạn Lan để quên cặp sách ở lớp học.
  • Tôi ra tỉnh học để lại sau lưng mọi kỷ niệm thuở ấu thơ.
  • Tôi cố gắng rèn luyện để bản thân ngày càng hoàn thiện.

Câu nào sau đây không phải là câu ghép?

  • Tôi đang làm bài tập cô giáo giao hôm qua.
  • Tôi chạy, nó cũng chạy.
  • Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay.
  • Chiếc lá chòng chành, chú nhái bén ngơ ngác nhìn xung quanh.

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn: “Khi mùa thu đến, cảnh vật có nhiều thay đổi. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.”?

  • Nhân hóa, nói quá
  • Nhân hóa, so sánh
  • So sánh, nói quá
  • So sánh, chơi chữ

Phép nhân hóa trong câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào?

“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ”

  • Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
  • Dùng từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
  • Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  • Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

Trong bài “Trước cổng trời”, tác giả Nguyễn Đình Ảnh đã viết:

Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...

Đứng ở công trời, tác giả thấy cổng trời có những đặc điểm gì?

Từ vị trí cổng trời nhìn ra xa, tác giả đã thấy những sự vật nào?

Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, nêu cảm nhận của em về cảnh sắc nơi cổng trời được miêu tả trong đoạn thơ trên.

Ngày 6/4/2022, sau gần một năm ở nhà học trực tuyến vì dịch Covid 19, học sinh thành phố Hà Nội đã hân hoan đến trường học tập trực tiếp.

Em hãy viết một bài văn kể lại ngày đầu tiên đầy niềm vui ấy.