Đề số 10 ôn thi Tiếng Việt vào lớp 6 CLC Thanh Xuân

6/1/2023 12:01:00 AM

Đọc kĩ khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên:

Những từ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên là: .

Trong chỗ trống, em hãy viết các từ theo thứ tự chúng xuất hiện trong đoạn thơ và ngăn cách giữa các từ bằng dấu phẩy

Nhà thơ muốn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối đó.

Phần mềm ôn luyện không thể chấm tự động dạng bài tự luận này. Em hãy viết ở trên giấy. Sau khi nộp bài, em sẽ thấy gợi ý/yêu cầu về đáp án để tự chấm điểm cho mình.

Nhà thơ muốn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, hãy viết hoa từ ngữ thể hiện phép nối đó.

Trong những năm học tiểu học, em có rất nhiều người bạn thân thiết, với nhiều kỉ niệm đẹp về tình bạn bè.

Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp mà em nhớ mãi.

Nêu tác dụng của dấu phẩy được sử dụng trong câu sau:

Những cô Chuồn Chuồn Kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn.

  • Ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu.
  • Ngăn cách các vế trong câu ghép.
  • Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
  • Ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu, ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

Có mấy từ láy được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Lặng nghe mẹ kể ngày xưa

Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình

Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh

Mênh mông sóng nước, lênh đênh mạn thuyền.

(Mẹ Suốt, Tố Hữu)

  • Một từ láy.
  • Hai từ láy.
  • Ba từ láy.
  • Bốn từ láy.

Cho đoạn thơ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nước chúng ta,

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

(Nguyễn Đình Thi)

Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? (Học sinh trả lời ngắn gọn trong một đoạn văn không quá 10 câu.)

Phần mềm ôn luyện không thể chấm tự động dạng bài tự luận này. Em hãy viết ở trên giấy. Sau khi nộp bài, em sẽ thấy gợi ý/yêu cầu về đáp án để tự chấm điểm cho mình.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
MIẾNG BĂNG GẠC THỨ MƯỜI HAI
Trong một ca phẫu thuật, cô y tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: “Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân”.
Ông bác sĩ, khá lớn tuổi, nói một cách quyết đoán: “Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!”
Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng”.
Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!”
Cô lập tức kêu lớn lên: “Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!”
Lúc này, bác sĩ mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: “Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó”.
Ông đã thử thách sự chân chính của cô y tá trẻ và cô đã có được điều ấy.
(Sưu tầm) 
                                                                                                                             

Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu còn một miếng gạc không được lấy ra khỏi người bệnh nhân?

  • A. Bệnh nhân sẽ không gặp phải vấn đề gì lớn, miếng gạc sẽ tự tiêu trong cơ thể sau một thời gian dài.
  • B. Miếng gạc sẽ thấm hút dịch trong cơ thể bệnh nhân rồi sau đó sẽ tự hủy.
  • C. Miếng gạc còn trong cơ thể bệnh nhân sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của họ.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Để tìm phụ tá phẫu thuật chính thức, bác sĩ đã thử thách điều gì ở cô y tá?

  • Bác sĩ đã thử thách sự chăm chỉ của cô trong công việc.
  • Bác sĩ đã thử thách sự chân chính của cô trong công việc.
  • Bác sĩ đã thử thách sự kiên nhẫn của cô trong công việc.
  • Bác sĩ đã thử thách sự sáng tạo của cô trong công việc.

Chi tiết “Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng”. cho thấy cô gái là người như thế nào?

  • Một con người không vì lợi ích của bản thân luôn đặt sức khoẻ của người bệnh lên trên tất cả.
  • Một con người bản lĩnh, dám mạnh dạn bảo vệ điều mình cho là đúng dù có thể gặp nhiều bất lợi.
  • Một con người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Tất cả các đáp án trên.

Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy điều gì?

  • A. Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy sự đồng tình của cô với việc làm của bác sĩ.
  • B. Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy sự cương quyết không đồng tình của cô với hành động của bác sĩ.
  • C. Những câu nói của cô y tá với bác sĩ phẫu thuật cho thấy thái độ thiếu tôn trọng của cô đối với một người lớn tuổi và có trình độ chuyên môn cao hơn mình.
  • D. Cả A và C

Cô y tá trong truyện là người như thế nào?

  • Cô y tá là người lạc quan, yêu đời.
  • Cô y tá là người sống có trách nhiệm.
  • Cô y tá là người dễ nóng giận.
  • Cô ý tá là người nhân hậu.

Bác sĩ trong câu chuyện là một người như thế nào?

  • Bác sỹ là một người hết lòng vì bệnh nhân
  • Bác sỹ là một người có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
  • Bác sỹ là một người tài năng và sâu sắc
  • Tất cả các phương án trên.

Câu danh ngôn liên quan đến chủ đề của câu chuyện trên là:

  • Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. (Joan Didion)
  • Bạn không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói.
  • Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình.
  • Tất cả các phương án trên

Từ nào có thể thay thế từ “ nghiêm khắc” trong câu: “Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!”

  • Nghiêm ngặt
  • Nghiêm trang
  • Nghiêm nghị
  • Nghiêm trọng

Từ có thể thay thế từ “mở” trong câu “ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó”là

  • A. Khép
  • B. Đóng
  • C. Xoè
  • D. Cả A và B

Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

  • Chúng ta nên sống lạc quan, yêu đời.
  • Chúng ta nên sống có ước mơ, lí tưởng cao đẹp.
  • Chúng ta cần sống chan hòa với mọi người xung quanh mình.
  • Chúng ta cần sống có trách nhiệm và hãy luôn cố gắng trở thành một con người chân chính.