Đề số 8 ôn thi Tiếng Việt vào lớp 6 CLC Thanh Xuân

4/1/2023 12:01:00 AM

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện cả giận mất khôn của Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là vị vua nổi tiếng của Mông Cổ, một nhà lãnh đạo lỗi lạc trong lịch sử thế giới. Một buổi sáng nọ, Thành Cát Tư Hãn cùng các thuộc hạ vào rừng để săn bắn. Những người đi săn cùng đều mang theo cung tên nhưng nhà vua chỉ mang theo con chim ưng ông yêu thích. Ông cho rằng nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi loài chim có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.

Dù lùng sục cả buổi sáng nhưng đoàn người không săn được gì cả. Đến trưa, mọi người quay lại cung. Để không cáu kỉnh với thuộc hạ, Thành Cát Tư Hãn một mình rong ruổi cùng chiến mã trở về bằng một con đường vòng khác.

Sau một ngày dài, nhà vua khát nước đến mức cổ họng như có lửa đốt. Chú chim ưng rời khỏi vị trí quen thuộc trên cổ tay chủ, bay vút lên trời, bao giờ nó cũng tìm được đường về cung. Lúc sau, bỗng ông nhìn thấy dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt. Thành Cát biết những giọt nước này xuất phát từ con sông hay cái hồ nào đó trên kia. Ông nhảy xuống ngựa, lấy chiếc cốc bạc mang theo bên mình để hứng nước. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc nhưng vừa lúc ông đưa lên miệng thì con chim ưng bay lên và giật đổ cốc xuống đất. Vị vua giận lắm, nhưng vì quá yêu quý con chim nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên tiếp tục hứng nước, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa. Ông vô cùng tức giận, rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý con chim ưng. Ngay lúc ông sắp uống thì con chim lại lao vào hất đổ. Thành Cát vung kiếm đâm thủng lồng ngực con vật mình yêu quý, làm chiếc cốc rớt xuống giữa khe đá hẹp, không thể nhặt lên được. Vì vậy, Thành Cát quyết định lội ngược lên phía nguồn nước và ông thấy giữa dòng nước trên nguồn có xác của một con rắn độc. Lúc đó, ông chợt hiểu ra là nếu lỡ uống dòng nước kia, có lẽ ông đã chết. Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát và nhận ra chim ưng vì cứu ông mới hết lần này đến lần khác làm đổ chén nước. Ông hối hận trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay, đặt nó vào túi săn rồi lên ngựa phi thẳng về cung.

Sau đó, Thành Cát ra lệnh làm một bức tượng con chim bằng vàng, trên cánh khắc dòng chữ: “Thậm chí, khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”. Cánh còn lại ghi “Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.”

                                                                                                                                                                                                                                                                         (Sưu tầm từ Internet)

Từ đồng nghĩa với từ “tức giận” trong câu: “Ông vô cùng tức giận, rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý con chim ưng.” là:

  • A.Giận

  • B.Nổi giận

  • C.Nóng giận

  • D.Cả A, B, C

Tại sao con chim ưng lại hết lần này đến lần khác làm đổ chén nước của chủ?

  • A. Vì chim ưng muốn tranh uống nước trong bữa tiệc trước.

  • B. Vì chim ưng biết nước có độc, uống vào có thể sẽ chết.

  • C. Bởi vì nó là một con vật không được hỗ trợ hóa, chỉ theo chức năng hoạt động.

  • D. Cả A và C

Nhận xét nào là đúng khi nói về chú chim ưng trong câu chuyện?

  • A. Đó là một con chim quý nhưng dữ tợn, khó thuần hóa.

  • B. Đó là một con vật hung dữ, không nghe lời chủ.

  • C. Đó là một con vật thông minh, sống có tình nghĩa.

  • D. Cả A và B

Chi tiết Thành Cát ra lệnh làm một bức tượng con chim bằng vàng, trên cánh khắc dòng chữ: “Thậm chí, khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”. Cánh còn lại ghi “Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.” cho ta thấy điều gì?

  • A. Ông rất yêu quý chú chim ưng.

  • B. Sự hối hận của Thành Cát Tư Hãn.

  • C. Ông muốn trang trí cho cung điện.

  • D. Cả A và B

Qua việc mà Thành Cát Tư Hãn đã trải qua trong truyện, chúng ta rút ra được điều gì?

  • A. Những người bạn tốt thực sự sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, nếu như điều đó tốt cho bạn

  • B. Đừng bao giờ hành động trong lúc nóng nảy để không bao giờ phải hối tiếc.

  • C. Đừng bao giờ tách biệt mình ra khỏi cộng đồng, hãy quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh.

  • D. Cả A và B đều đúng

Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?

  • A. Cả thèm chóng chán.

  • B. Cả giận mất khôn.

  • C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

  • D. Cả A và C đều đúng.

Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào và chỉ ra cụ thể?

Hưng hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi bên cạnh em. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, em nộp bài cho cô giáo. Em buồn vì bài kiểm tra lần này có thể làm mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.  

(Theo Tập đọc lớp 4) 

  • Phép lặp và phép thế
  • Phép nối và phép thế
  • Phép lặp và phép nối
  • Phép lặp, phép nối và phép thế

Đại từ “nó” trong câu văn sau được dùng thay thế cho từ nào?

Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi

  • Mùa hè
  • Nước
  • Làn sóng
  • Mùa thu

Trong bài “Mùa thảo quả”, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong thảo quả như sau:

Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn văn trên.

Có mấy từ láy được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

(Trích “Dòng sông mặc áo”- Nguyễn Trọng Tạo)

 

 

  • Có một từ láy.
  • Có hai từ láy.
  • Có ba từ láy.
  • Có bốn từ láy.

Chiều tối

[1] Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng. Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.

[2] Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hoà lẫn như một mặt nước lặng êm.

[3] Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.

 (Theo Phạm Đức, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Có thể xếp các từ sau vào nhóm từ nào?

Thấp thoáng, rậm rạp, chấp chới, tung tăng, mịn màng

  • Từ ghép tổng hợp
  • Từ ghép phân loại
  • Láy vần
  • Láy âm

Chủ ngữ của câu “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén buớc ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” là:

  • Hương vườn
  • Hương vườn thơm thoảng
  • Trong im ắng, hương vườn
  • Hương vườn thơm thoảng bắt đầu

Nêu tác dụng của dấu phẩy được sử dụng trong câu văn sau:

Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.

  • Ngăn cách các vế trong câu ghép
  • Giải thích ý nghĩa cho từ đứng trước
  • Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu
  • Ngăn cách các từ cùng loại làm chủ ngữ trong câu

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn [2]

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • So sánh và nhân hóa
  • Liệt kê

Tìm một từ đồng nghĩa với từ “im ắng” được sử dụng trong đoạn [3]: