Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Lê Lợi năm 2024 - Lần 1

8/1/2023 10:18:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lê Lợi được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Lê Lợi vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

(Theo Thi Sảnh)

Đâu là câu văn thể hiện được chủ đề của đoạn trên?

  • Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
  • Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long.
  • Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
  • Cả 3 đáp án trên.

Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.” là:

  • Câu đơn
  • Câu ghép có hai vế câu
  • Câu đơn có nhiều trạng ngữ
  • Câu ghép có ba vế câu

Đoạn văn trên thuộc thể loại nào dưới đây?

  • Kể chuyện
  • Miêu tả
  • Biểu cảm
  • Kể chuyện kết hợp miêu tả

Đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối
  • Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối

Dấu ba chấm trong câu: “Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he…” có tác dụng gì?

  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Cả đáp án 1 và 2

Trạng ngữ trong câu: “Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại.” là:

  • Trong tiếng gió thổi
  • Tiếng sóng vỗ
  • Trên các tầng than
  • Tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: “Hai hàng cây cao dọc theo con đường đi dạo hớn hở rung những chiếc lá nhỏ xanh tơ và ánh nắng chiếu xiên xiên in bóng của chúng lên mặt nước.”?

  • Nhân hoá
  • So sánh
  • Điệp ngữ
  • Cả A, B và C

Câu: “Tuy trời đã sang hè nhưng buổi sớm ở Sa Pa vẫn lạnh cóng.” thuộc loại câu nào sau đây?

  • Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
  • Câu ghép có sử dụng một cặp quan hệ từ
  • Câu ghép có sử dụng một quan hệ từ
  • Câu đơn

Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

  • Kể truyện
  • Nóng nảy
  • Tham quan
  • Bàng quan

Ngắm nhìn một khu vườn rực rỡ với những bông hoa mười giờ xinh đẹp, duyên dáng, tác giả Nguyễn Lãm Thắng đã thốt lên:

“Hoa mỉm cười tươi tắn

Mời bạn ghé thăm nhà”

Thế còn em, cây hoa đáng yêu nào trong một khu vườn đã đem đến cho em một ấn tượng đặc biệt? Em hãy tả lại một cây hoa tô điểm cho khu vườn xinh đẹp ấy trong một đoạn văn từ 10 – 12 câu nhé!