Cách tính điểm và ý nghĩa điểm số của bài thi Toefl Junior

Ngoài những thông tin cơ bản về TOEFL Juniorcấu trúc bài thi, thì nội dung về thang điểm TOEFL Junior cũng được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về phiếu điểm, cách tính điểm cũng như ý nghĩa điểm số và chứng chỉ của bài thi TOEFL Junior.

1. Phiếu điểm TOEFL Junior

Mẫu phiếu điểm toefl junior
Mẫu phiếu điểm Toefl Junior

 

Phiếu điểm TOEFL Junior là công cụ có giá trị giúp định hướng việc học tiếng Anh của học sinh, bao gồm những thông tin sau:

2. Cách tính điểm bài thi TOEFL Junior

Điểm số của bài thi TOEFL Junior được xác định bởi số lượng các câu hỏi mà thí sinh trả lời đúng. Một số câu hỏi trong bài thi có thể không được tính vào điểm của phần thi đó hoặc tổng điểm.

Đối với những câu hỏi được tính điểm, mỗi câu trả lời đúng được tính điểm ngang nhau. Số lượng các câu trả lời đúng của mỗi phần được quy đổi sang điểm số nằm trong dải điểm từ 200 đến 300, với khoảng cách giữa hai điểm số liên tiếp là 5 đơn vị. Tổng số điểm của ba phần dao động từ 600 – 900.

Thang điểm TOEFL Junior
Thang điểm từng phần của bài thi TOEFL Junior. Nguồn: ets.org

[%Included.Dangky%]

3. Ý nghĩa điểm số của bài thi TOEFL Junior

Ảnh dưới đây cho thấy các cấp độ của tổng điểm và mô tả năng lực, trình độ CEFR tương ứng của bài thi TOEFL Junior.

Diễn giải tổng điểm của 3 bài thi
Ý nghĩa tổng điểm bài thi Toefl Junior

3.1. Ý nghĩa điểm số phần Nghe hiểu

Điểm số Năng lực hiện tại
290 - 300

- Hiểu được những ý chính, cho dù là ý được thể hiện rõ ràng hay ngụ ý trong đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật.

- Xác định được những chi tiết quan trọng trong đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật.

- Đưa ra suy luận dựa vào trọng âm hay ngữ điệu của người nói.

- Thường xuyên hiểu được các thành ngữ sử dụng trong đoạn nói dài và phức tạp hơn.

- Nắm được cách thức sử dụng thông tin của người nói (ví dụ: đưa ra so sánh hoặc cung cấp một căn cứ để hỗ trợ cho một ý kiến tranh luận) trong một đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật.

245 - 285 

- Hiểu được những ý chính được thể hiện rõ ràng trong các đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật, có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

- Xác định được các chi tiết quan trọng trong các đoạn nói dài về chủ đề học thuật và phi học thuật, có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

- Đưa ra suy luận trong đoạn nói ngắn có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

- Hiểu được một số thành ngữ thông thường, được sử dụng trong đoạn nói có độ phức tạp vừa phải.

- Nắm được cách thức sử dụng thông tin của người nói (ví dụ: đưa ra so sánh hoặc cung cấp một căn cứ để hỗ trợ cho một ý kiến tranh luận) trong một ngữ cảnh quen thuộc.

210 - 240

- Hiểu được ý chính của một thông báo ngắn gọn trong lớp học nếu ý chính đó được thể hiện rõ ràng.

- Hiểu được những chi tiết quan trọng nếu được thể hiện rõ ràng và nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện hoặc hội thoại ngắn.

- Hiểu được lời diễn giải thông tin trực tiếp với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

- Hiểu mục đích của người nói trong những đoạn nói ngắn có ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

Dưới 210

- Hiểu được ý chính và những chi tiết quan trọng của thông báo, cuộc trò chuyện ngắn và hội thoại đơn giản.

- Nắm được mục đích của người nói trong các cuộc trò chuyện ngắn với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

- Diễn giải được thông tin với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng

3.2. Ý nghĩa điểm số phần Ngữ pháp và Từ vựng

Điểm số Năng lực hiện tại
280 - 300

- Thường xuyên nhận biết được ý nghĩa và cách dùng chính xác của các cấu trúc ngữ pháp nâng cao (ví dụ: mệnh đề quan hệ) trong văn bản học thuật và phi học thuật.

- Có vốn từ vựng rộng, bao gồm cả những từ vựng cơ bản về chủ đề học thuật

- Thường xuyên nhận biết được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết trong văn bản học thuật và phi học thuật.

250 - 275 

- Thường xuyên nhận biết được ý nghĩa và cách dùng chính xác của các cấu trúc ngữ pháp cơ bản (ví dụ: tính từ so sánh) trong văn bản học thuật và phi học thuật, nhưng không thường xuyên nhận biết được ý nghĩa và cách dùng của các cấu trúc ngữ pháp nâng cao.

- Có vốn từ vựng tốt, gồm những từ ngữ sử dụng trong các văn bản phi học thuật, thông dụng sử dụng hàng ngày. 

- Thường nhận biết được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết trong văn bản phi học thuật, nhưng đôi khi gặp khó khăn với văn bản học thuật.

210 - 245 

- Đôi khi nhận biết ý nghĩa và cách dùng chính xác các cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất (ví dụ: thì động từ quá khứ đơn hoặc hiện tại đơn) trong văn bản chủ đề phi học thuật.

- Có vốn từ vựng phổ thông, chủ đề phi học thuật.

- Đôi khi nhận biết được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết trong văn bản phi học thuật, nhưng thường xuyên gặp khó khăn đối với văn bản học thuật.

Dưới 210

- Hiểu được cách kết hợp câu để tạo thành đoạn văn có nghĩa và có tính liên kết.

Học sinh nên:

- Mở rộng vốn từ vựng phổ thông.

- Tăng cường kiến thức và kỹ năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản (ví dụ: sự hòa hợp chủ vị và giới từ đơn giản).

3.3. Ý nghĩa điểm số phần Đọc hiểu

Điểm số Năng lực hiện tại
290 - 300

- Hiểu được ý chính trong văn bản học thuật và phi học thuật ngay cả khi ý chính không được thể hiện rõ ràng. 

- Hiểu được chính xác các chi tiết quan trọng trong văn bản học thuật và phi học thuật, gồm cả văn bản có độ phức tạp cao về ngôn ngữ.

- Đưa ra suy luận hiệu quả khi đọc, gồm cả những suy luận cần thiết để hiểu được mục đích của tác giả khi đưa vào văn bản một thông tin cụ thể nào đó (ví dụ: so sánh hoặc đưa ra căn cứ để hỗ trợ một ý kiến tranh luận) trong văn bản học thuật và phi học thuật.

- Thường xuyên suy luận được thái độ hay quan điểm của nhân vật trong một câu chuyện hư cấu. Thường xuyên hiểu được ngôn ngữ hình tượng và có thể đoán nghĩa của từ mới dựa vào ngữ cảnh, thậm chí trong cả văn bản học thuật có sử dụng ngôn ngữ phức tạp.

245 - 285 

- Hiểu ý chính được thể hiện rõ ràng trong văn bản học thuật và phi học thuật.

- Thường xuyên xác định được các chi tiết quan trọng trong văn bản học thuật và phi học thuật ngay cả khi ngữ cảnh có lúc không rõ ràng và từ vựng sử dụng trong văn bản không quen thuộc.

- Đôi khi có thể đưa ra suy luận chính xác, gồm cả những suy luận cần thiết để hiểu được mục đích của tác giả khi đưa vào văn bản một thông tin cụ thể nào đó (ví dụ: so sánh hoặc đưa ra căn cứ để hỗ trợ một ý kiến tranh luận) trong văn bản học thuật và phi học thuật.

- Thường xuyên xác định được các sự kiện hoặc cốt truyện trong một câu chuyện hư cấu.

- Thường xuyên đoán được nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh cụ thể của văn bản đơn giản.

210 - 240

- Đôi khi có thể xác định các ý chính được thể hiện rõ ràng trong văn bản phi học thuật.

- Đôi khi có thể xác định các chi tiết cơ bản trong văn bản học thuật và phi học thuật với ngôn ngữ đơn giản và ngữ cảnh rõ ràng.

- Thường xác định được vị trí của các thông tin cơ bản trong văn bản phi tuyến tính như lịch biểu, thực đơn sử dụng từ vựng thông dụng sử dụng hàng ngày, phi học thuật.

- Đôi khi có thể đưa ra những suy luận đơn giản trong các văn bản phi học thuật đơn giản.

- Đôi khi có thể đoán được nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh trong các văn bản phi học thuật đơn giản.

Dưới 210

- Xác định được các ý chính và chi tiết quan trọng trong văn bản có ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng.

- Đưa ra được những suy luận dựa trên văn bản với ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng.

- Xác định được vị trí của các thông tin cơ bản trong văn bản phi tuyến tính như lịch biểu, thực đơn,...

- Đoán được nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh.

4. Bảng quy đổi điểm TOEFL Junior

Bắt đầu từ 5/6/2023, bảng quy đổi điểm TOEFL Junior sang CEFR level có thay đổi như sau:

bảng quy đổi điểm toefl junior
Sự thay đổi khi quy đổi điểm Toefl Junior sang CEFR Level, có hiệu lực từ 5/6/2023. Nguồn: etsglobal.org

 

Ngoài điểm các phần thi Nghe, Đọc, Ngữ pháp và Từ vựng, mức điểm của bài thi Viết và bài thi Nói của TOEFL Junior cũng có thể dễ dàng quy chiếu sang Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) như trong bảng dưới đây:

bản quy đổi điểm
Quy đổi điểm TOEFL Junior sang CEFR level. Nguồn: ets.org

5. Chứng chỉ TOEFL Junior

Chứng chỉ (chứng nhận) TOEFL Junior - TOEFL Junior Certificate of Achievement là sự công nhận về trình độ tiếng Anh. Để nhận chứng chỉ, thí sinh liên hệ IIG Việt Nam để được cung cấp.

Chứng chỉ bao gồm các thông tin:

Chứng chỉ TOEFL Junior có kích thước phù hợp để đóng khung. Chứng chỉ này có 5 màu khác nhau, tương ứng với tổng điểm thí sinh đạt được.

chứng chỉ toefl junior
Các cấp độ chứng chỉ Toefl Junior. Nguồn: ETS

 

chứng chỉ toefl junior
Chứng chỉ Toefl Junior tương ứng với 5 cấp độ

Như vậy, TiengAnhK12 đã cung cấp chi tiết thông tin liên quan đến cách tính điểm, bảng quy đổi điểm Toefl Junior, phiếu điểm, ý nghĩa phiếu điểm và chứng chỉ Toefl Junior. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với phụ huynh và học sinh, đừng quên xem thêm các bài viết khác trên TiengAnhK12 để cập nhật những thông tin mới nhất về kỳ thi Toefl Junior!

[%Included.TiengAnhK12%]

[%Included.TJ%]