Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR )

Giới thiệu chung

Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR – viết tắt của Common European Framework for Reference) được Hội đồng châu Âu xây dựng nhằm thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong việc học, giảng dạy và đánh giá tất cả các ngôn ngữ châu Âu hiện đại.

Các cấp độ CEFR

Khung này mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ từ cơ bản đến thành thạo là:

Khung tham chiếu xem ngôn ngữ như là một công cụ mà thông qua đó mỗi người có thể đạt mục tiêu của mình, vì vậy những mô tả về năng lực ngôn ngữ trong Khung này đánh giá học viên có thể làm và đạt được gì bằng ngôn ngữ đó.

Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

CEFR đánh giá năng lực ngôn ngữ theo 4 kĩ năng: Nghe-nói-đọc-viết. 

Do mỗi cấp độ CEFR bao hàm một loạt các khả năng ngôn ngữ khác nhau, thời gian cần để đạt được cho mỗi cấp độ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gồm động cơ, năng lực ngôn ngữ cá nhân, độ tuổi, cường độ học, phương pháp giảng dạy và học tập, …. Theo nghiên cứu của Cambridge:

Quy chiếu các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh với khung CEFR ra sao?

Khung quy chiếu, đúng như tên gọi của nó, chỉ ra qui định chung của Hội đồng Châu Âu về việc qui đổi một số kỳ thi chuẩn quốc tế sang định mức phân chia các trình độ theo quy chuẩn châu Âu kể trên. Các hệ thống đánh giá phổ biến hiện nay như IELTS, TOEIC, TOEFL, đều có thể quy chiếu sang CEFR . Nói cách khác, với người dạy và học ngoại ngữ, khung tham chiếu này cho chúng ta thông tin những kỳ thi chuẩn mực nào có thể được qui đổi ra khung trình độ Châu Âu và mức qui đổi chi tiết ra sao. Đặc biệt Chuẩn CAMBRIDGE của đại học Cambridge ESOL Examinations tương đương khung tham chiếu CEFR này.

Bảng quy chiếu các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge với các bậc trong khung CEFR

Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

Bảng quy đổi điểm TOEFL Primary, TOEFL Junior, TOEIC, IELSTS sang Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) 

Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

 (Ảnh: IIG Việt Nam)

Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

(Ảnh: SlideShare)

[%Included.Dangky%]

Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ áp dụng tại Việt Nam (VSTEP)

Giới thiệu chung

VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh "Vietnamese Standardized Test of English Proficiency" là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ  A1, A2, B1, B2, C1,C2).

VSTEP được xây dựng nhằm trở thành một công cụ đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong phạm vi toàn quốc và hướng tới được quốc tế công nhận. Đây cũng là một mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ 2020. VSTEP được áp dụng đối với cơ sở đào tạo ngoại ngữ, chương trình đào tạo ngoại ngữ, và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Giấy chứng nhận không ghi thời hạn mà hạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào đơn vị sử dụng. Như vậy có thể coi như chứng chỉ VSTEP có giá trị vĩnh viễn. 

Yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh theo từng loại đối tượng

Theo đề án ngoại ngữ 2020 và các văn bản liên quan:

1. Chứng chỉ tiếng Anh A2 được yêu cầu với


2. Trình độ Tiếng Anh B1 cần có đối với

3. Trình độ tiếng Anh B2 cần có đối với

4. Trình độ tiếng Anh C1

Các bài thi VSTEP

Kỳ thi Vstep đánh giá cả 4 kĩ năng:

Hiện có nhiều bài thi Vstep tiếng Anh để đánh giá các bậc trình độ, cụ thể như sau:

Tháng 07 năm 2017 trường ĐHNN - ĐHQGHN đã ra định dạng bài thi Vstep.3 đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 3 (tương đương tiếng Anh B1) dành cho người lớn. 

Ngoài các bài thi trên, hiện một số trường vẫn đang áp dụng bài thi tiếng Anh B1 sau đại học cho thạc sỹ, đầu vào NCS và bài thi tiếng Anh B1 cho đầu ra NCS.

Định dạng đề thi VSTEP

Bài thi

Thời gian

Số câu hỏi/nhiệm vụ bài thi

Dạng câu hỏi/nhiệm vụ bài thi

Mục đích

Nghe hiểu

Khoảng 40 phút, bao gồm thời gian chuyển câu trả lời sang phiếu trả lời.

3 phần, 35 câu hỏi đa lựa chọn (MCQ)

Thí sinh nghe các đoạn trao đổi ngắn, hướng dẫn, thông báo, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện, bài giảng, sau đó trả lời câu hỏi đa lựa chọn (MCQ) đã in sẵn trong đề thi.

Kiểm tra các tiểu kĩ năng Nghe khác nhau, có độ khó từ bậc 3 đến bậc 5: nghe thông tin chi tiết, nghe hiểu thông tin chính, nghe hiểu ý kiến, mục đích của người nói và suy ra từ thông tin trong bài.

 

Đọc hiểu

60 phút, bao gồm thời gian chuyển câu trả lời sang phiếu trả lời.

4 bài đọc, 40 câu hỏi đa lựa chọn

Thí sinh đọc 4 văn bản về các vấn đề khác nhau, độ khó của văn bản tương đương bậc 3-5 với tổng số từ dao động từ 1900-2050 từ. Thí sinh trả lời các câu hỏi đa lựa chọn sau mỗi bài đọc.

Kiểm tra các tiểu kĩ năng Đọc khác nhau, có độ khó từ bậc 3 đến bậc 5: đọc hiểu thông tin chi tiết, đọc hiểu ý chính, đọc hiểu ý kiến, thái độ của tác giả, suy ra từ thông tin trong bài và đoán nghĩa của từ trong văn cảnh.

Viết

60 phút

2 bài viết

Bài 1: Vết một bức thư/ thư điện tử có độ dài khoảng 120 từ Bài 1 chiếm 1/3 tổng số điểm của bài thi Viết.

Bài 2: Thí sinh viết một bài luận khoảng 250 từ về một chủ đề cho sẵn, sử dụng kiến thức và trai nghiệm của mình để minh họa cho các lập luận. Bài 2 chiếm 2/3 tổng số điểm của bài thi Viết.

 

Kiểm tra kĩ năng Viết tương tác và Viết sản sinh.

 

Nói

 

12 phút

 

3 phần:

Tương tác

xã hội

Thảo luận

giải pháp

Phát triển

chủ đề

 

Phần 1: Tương tác xã hội

Thí sinh trả lời 3-6 câu hỏi về 2 chủ đề khác nhau.

Phần 2: Thảo luận giải pháp

Thí sinh được cung cấp một tình huống và 3 giải pháp đề xuất. Thí sinh phải đưa ra ý kiến về giải pháp tốt nhất trong 3 giải pháp được đưa ra và phản biện các giải pháp còn lại.

Phần 3: Phát triển chủ đề

Thí sinh nói về một chủ đề cho sẵn, có thể sử dụng các ý được cung cấp sẵn hoặc tự phát triển ý của riêng mình. Phần 3 kết thúc với một số câu hỏi thảo luận về chủ đề trên.

 

Kiểm tra các kĩ năng Nói khác nhau: tương tác, thảo luận và trình bày một vấn đề.


Bảng điểm quy đổi của VSTEP

 Điểm TB

 Bậc năng lực

 Mô tả tổng quát

 0 – 3,5

 Không xét

 Không có mô tả

 

4,0 – 5,5

 

3

Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc hay gặp trong công việc, học tập, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra lúc đi lại tại khu vực có sử dụng ngôn ngữ. Có thể viết văn bản đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những trải nghiệm, sự kiện, mơ ước, hi vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích cho ý kiến và kế hoạch của mình.

 

6,0 – 8,0

 

4

Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên đạt đến mức các giao tiếp thường xuyên này với người bản ngữ không gây khó khăn cho cả hai bên. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết về nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề có tính thời sự, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

 

8,5 - 10

 

5

Có thể hiểu nhiều loại văn bản khó, dài, và nhận biết được hàm ý. Có thể diễn đạt lưu loát, tức thì, và không thể hiện rõ rệt việc phải tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng sử dụng có kiểm soát các kiểu tổ chức văn bản, sử dụng tốt các liên từ, và các phương tiện liên kết.

Những đơn vị tổ chức thi Vstep

Ngày 10/5/2020, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đó, có 14 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, bao gồm:

  1. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
  2. Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế);
  3. Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội);
  4. Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng);
  5. Đại học Thái Nguyên;
  6. Trường Đại học Cần Thơ;
  7. Trường Đại học Hà Nội;
  8. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  9. Trường Đại học Vinh;
  10. Học viện An ninh Nhân dân;
  11. Trường Đại học Sài Gòn;
  12. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh;
  13. Trường Đại học Trà Vinh;
  14. Trường Đại học Văn Lang.

 Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

Tìm hiểu về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và Việt Nam

(Ảnh: GD & TĐ)

 

Nguồn tham khảo: vstep.edu.vn; hpu.edu.vn; giaoduc.net.vn


Được thiết kế chuyên sâu cho học sinh lớp 1-12 có nhu cầu chuẩn bị cho các bài thi tiếng Anh, TiengAnhK12 là hệ thống ôn luyện sử dụng tri thức chuyên gia và công nghệ phân tích thông minh để tối ưu hóa tiến trình ôn luyện. Khác với các khóa học luyện thi online hoặc các trang cho tải/làm đề trắc nghiệm online thông thường, TiengAnhK12:


Tại TiengAnhK12, các bạn học viên có thể ôn thi chứng chỉ, đánh giá trình độ tiếng Anh theo các kỳ thi Cambridgle, Toefl thật thuận tiện và hiệu quả: