Luyện thi tiếng Anh THPT Quốc gia: Cách làm bài Viết câu

Là dạng bài kiểm tra kỹ năng viết của học sinh trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia, Viết câu thường gồm 2 loại:

Bài viết giới thiệu chi tiết cách làm dạng bài này kèm ngân hàng câu hỏi ôn luyện trực tuyến trên TiengAnhK12.

I. Đặc điểm phần câu hỏi Viết câu trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia

Đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia có 5 câu hỏi Viết câu/tổng 50 câu hỏi, trong đó gồm:

Hướng dẫn cách làm dạng bài viết câu trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia

4 câu hỏi Viết câu (từ Question 46-50) trong đề minh họa Tiếng Anh Thi THPT Quốc gia 2020

Phân tích đề minh họa tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2020, ta thấy, các nội dung ngữ pháp cần vận dụng để giải quyết dạng bài Viết câu cụ thể như sau:

 Chọn câu sát nghĩa với câu gốc 
 Câu 46

Cấu trúc câu so sánh (không) bằng

Câu hỏi ôn luyện

 Câu 47

Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp, sử dụng động từ tường thuật

Câu hỏi ôn luyện

 Câu 48

 Động từ khuyết thiếu "must" chỉ sự bắt buộc

Câu hỏi ôn luyện

  Chọn câu kết hợp 2 câu gốc 
 Câu 49

Câu điều kiện loại 2

Câu hỏi ôn luyện

 Câu 50

 Đảo ngữ với trạng từ/trạng ngữ phủ định

Câu hỏi ôn luyện

II. Các chủ điểm ngữ pháp cần nắm vững khi làm dạng bài Viết câu

Dạng 1: Tìm câu có nghĩa sát với câu gốc

Dạng bài này còn gọi là Câu cùng nghĩa hay diễn đạt lại câu gốc theo cách khác. Việc nắm chắc các cấu trúc câu phổ biến trong tiếng Anh sẽ giúp bạn không gặp nhiều khó khăn khi làm dạng bài Tìm câu có nghĩa sát với câu gốc.

Một số chủ điểm kiến thức cần lưu ý ở dạng bài này:

Dạng 2: Nối 2 câu thành 1 câu có nghĩa tương đương

Đề bài cho sẵn 2 câu đơn. Bạn phải kết hợp chúng thành 1 câu hoàn chỉnh sao cho nghĩa câu mới không đổi.

Với dạng bài này, ta dùng các liên từ hay cấu trúc nối câu phù hợp về nghĩa để kết hợp 2 câu. Vì vậy, việc hiểu và dịch đúng nghĩa câu là quan trọng và cực kỳ cần thiết trong việc xác định liên từ phù hợp.

Các liên từcấu trúc câu hay gặp của dạng này là:

IIIHướng dẫn cách làm dạng bài Viết câu trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia

Dạng bài Tìm câu có nghĩa sát với câu gốc

Thông thường, để giải quyết 2 dạng bài này, các bạn có thể thực hiện theo 3 bước dưới đây: 

BƯỚC 1: ĐỌC CÂU NGẮN NHẤT VÀ KHÁC BIỆT NHẤT

Trước hết, có thể nhận thấy một điểm trong "tâm lý của người ra đề thi". Nếu đáp án đưa ra thật ngắn gọn và nổi bật, thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy. Điều này dẫn đến việc, các đáp án đa phần giống nhau, có khi chỉ thay đổi vị trí của 1 từ trong đó, khiến thí sinh dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy, bạn có thể loại trừ đáp án chứa câu ngắn nhất so với câu trong các đáp án còn lại.

Ngoài ra, đáp án khác biệt nhất cũng có thể là đáp án bạn cần loại đầu tiên. Ví dụ: câu gốc sử dụng thời hiện tại hoàn thành, có 1 đáp án sử dụng thời quá khứ đơn. Vậy đây chắc chắn là đáp án sai và bạn có thể loại luôn.

Với các đáp án còn lại tương tự nhau, hãy chuyển sang bước thứ 2 để tiếp tục áp dụng phương pháp loại trừ và tìm ra đáp án đúng.

BƯỚC 2: TÌM ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÁC ĐÁP ÁN

Khác biệt giữa các đáp án có thể rất phong phú. Đó là sự thay đổi về:

Dùng bút đánh dấu/gạch chân vào điểm khác biệt giữa các đáp án, kết hợp dịch nghĩa và kiểm tra thời của động từ trong câu gốc. Trong trường hợp bạn phát hiện có sự khác biệt giữa câu trong đáp án và câu đã cho, hãy loại đáp án này.

BƯỚC 3: ĐỌC, DỊCH NGHĨA CÁC CÂU CÒN LẠI SAU KHI ĐÃ LOẠI TRỪ 

Khi đã loại được câu ngắn và khác biệt nhất, cũng như đối chiếu tìm ra được các cặp câu gần giống nhau, ta đến bước thứ 3 là dịch nghĩa và loại trừ.

VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1:

He last had his eyes tested ten months ago.

A. He had tested his eyes since ten months.

B. He has not tested his eyes for ten months.

C. He hasn’t had his eyes tested for ten months.

D. He didn’t have any test on his eyes in ten months.

Cách làm:

  1. Đáp án D khác biệt nhất => loại
  2. Trong 3 đáp án A, B, C, đáp án A dùng thời quá khứ hoàn thành thể khẳng định (không có “not), đáp án B và C là thời hiện tại hoàn thành (có not) => loại A
  3. Câu B và C chỉ còn khác nhau ở cấu trúc.

So sánh nghĩa 2 cấu trúc ở B và C ta thấy:

=> Đáp án C phù hợp về nghĩa, chọn C.

Dịch: “Lần cuối anh ấy đi khám mắt là 10 tháng trước” => “Anh ấy không đi khám mắt đã 10 tháng rồi.”

Ví dụ 2 (Đề thi Tiếng Anh chính thức 2017):

I haven’t met my grandparents for five years.

A. I often met my grandparents five years ago.

B. I last met my grandparents five years ago.

C. I have met my grandparents for five years.

D. I didn’t meet my grandparents five years ago.

Cách làm:

  1. Tìm đáp án khác biệt: Ta thấy đáp án C khác loại nhất (hiện tại hoàn thành, 3 đáp án còn lại quá khứ đơn) => loại. Hoặc bạn cũng có thể nhận thấy đáp án C gần như giống câu gốc, chỉ khác ở thể khẳng định (C) và phủ định (câu gốc).
  2. So sánh A, B, D: A (often met) – B (last met) – C (didn’t meet) =>A, B khẳng định, chỉ có D phủ định => loại D
  3. Đọc, dịch nghĩa và loại trừ

Không  gặp trong vòng 5 năm không đề cập là trước khoảng thời gian 5 năm đó có “thường” gặp hay không, nên B đúng hơn =>Chọn B

Dịch: Tôi chưa gặp ông bà suốt 5 năm rồi <=> Lần cuối tôi gặp ông bà đã là 5 năm trước.

Ví dụ 3 (Đề thi minh họa Tiếng Anh 2018):

People think that traffic congestion in the downtown area is due to the increasing number of private cars.

A. Traffic congestion in the downtown area is blamed for the increasing number of private cars.

B. The increasing number of private cars is thought to be responsible for traffic congestion in the downtown area.

C. The increasing number of private cars is attributed to traffic congestion in the downtown area.

D. Traffic congestion in the downtown area is thought to result in the increasing number of private cars.

Cách làm:

1. Bước 1 – 2: So sánh các đáp án

Ta thấy các đáp án A, D và B, C đôi một gần giống nhau

Trước hết ta loại được A, vì cấu trúc đúng phải là: Be TO BLAME for st/ doing st = Be responsible for st/ doing st: phải chịu trách nhiệm cho cái gì/ việc làm gì.

Theo đó, D lại trở thành đáp án khác biệt nên loại D luôn.

2. Bước 3: Dịch nghĩa và loại trừ

Xét đáp án C: Be attributed to sb/st: được cho là tại, quy cho là bởi => ngược nghĩa, sai > loại C.

=>Đáp án là B

Dịch: Người ta cho rằng, tắc đường ở khu phố trung tâm là do tăng lượng xe cá nhân <=> Tăng lượng xe cá nhân góp phần gây tắc đường ở khu phố trung tâm.

Dạng bài Nối 2 câu thành 1 câu có nghĩa tương đương

Tên gọi của dạng bài này đã thể hiện trọng tâm mà thí sinh cần nhắm vào: đó là từ nối, là liên từ. Ngoài việc nắm thật chắc kiến thức về liên từ, các em có thể tham khảo các bước sau để giải bài tập nối câu mà không gặp nhiều khó khăn.

3 BƯỚC GIẢI DẠNG BÀI NỐI 2 CÂU THÀNH 1 CÂU 

  1. Bước 1: Đọc thật kỹ 2 câu đã cho. Xác định xem chúng có nghĩa nguyên nhân – hệ quả; đối lập hay điều kiện… Điểm cần đặc biệt lưu ý ở đây là bạn hiểu được nghĩa của 2 câu gốc. Như vậy, khi chuyển sang bước 2 – so sánh và đối chiếu – bạn mới không bị nhầm lẫn.
  2. Bước 2: Đọc và gạch chân các liên từ/cấu trúc câu được sử dụng trong 4 đáp án. So sánh chúng với 2 câu gốc xem có tương đương không. Nếu không, có thể loại ngay đáp án đó.
  3. Bước 3: Với các đáp án gần nghĩa, bạn sử dụng kỹ năng đọc quét (scanning) để xác định các biến đổi ở cấp độ từ hoặc ngữ pháp có thể dẫn tới sự khác biệt về nghĩa của cả câu. Từ đó, chọn ra đáp án phù hợp với câu gốc nhất.

VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Mike graduated with a good degree. However, he joined the ranks of the unemployed.
A. Mike joined the ranks of the unemployed because he graduated with a good degree.
B. If Mike graduated with a good degree, he would join the ranks of the unemployed.
C. Although Mike graduated with a good degree, he joined the ranks of the unemployed.
D. That Mike graduated with a good degree helped him join the ranks of the unemployed.

Bước 1: Xác định nghĩa câu gốc thuộc loại nguyên nhân – hệ quả hay đối lập; điều kiện…

Đọc 2 câu gốc, bạn nhận ra ngay từ “However”. Như vậy, có thể thấy 2 câu này hàm ý trái ngược nhau.

Dịch nghĩa: “Mike tốt nghiệp với bằng giỏi. Tuy nhiên, anh vẫn gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp”.

Bước 2: Đọc và so sánh liên từ/cấu trúc câu ở đáp án so với 2 câu gốc.

Nhìn lướt qua 4 đáp án, ta thấy:

Vậy xét đáp án A và C trước.

Có thể nhanh chóng nhận ra rằng, đáp án A hoàn toàn giống 2 câu gốc (trừ việc 2 câu đổi vị trí). Như vậy, liên từ có mặt trong đáp án cũng phải có nghĩa đối lập. Because chỉ nguyên nhân – hệ quả > loại A.

Dịch nghĩa: Mike gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp vì anh tốt nghiệp bằng giỏi.

Hai vế trong câu đáp án C không hề thay đổi so với 2 câu gốc. Trong khi đó, liên từ “Although” cùng nghĩa với “However” – chỉ sự đối lập > chọn C.

Dịch nghĩa: Mặc dù tốt nghiệp bằng giỏi, Mike vẫn gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp.

Như vậy, ta không cần xét đáp án B và D đã có thể chọn ra đáp án đúng. Tuy nhiên, nếu có thời gian để rà soát kỹ, bạn vẫn nên đọc lại đáp án B và D để củng cố lựa chọn của mình.

Bước 3: So sánh, đối chiếu các cặp đáp án gần nghĩa với nhau và với câu gốc để loại trừ đáp án sai 

Dịch nghĩa: Nếu Mike tốt nghiệp bằng giỏi, anh ấy sẽ gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp.

Dịch nghĩa: Việc Mike tốt nghiệp bằng giỏi giúp anh gia nhập hàng ngũ những người thất nghiệp.

>> Như vậy, đáp án C là chính xác.

Ví dụ 2: Olga handed in her exam paper. She then realized that she had missed one question.

A. Having realized that she had missed one question, Olga handed in her exam paper.

B. Not until Olga had handed in her exam paper did she realize that she had missed one question.

C. Had Olga realized that she had missed one question, she wouldn't hand in her exam paper.

D. Only after Olga realized that she had missed one question did she hand in her exam paper.

Bước 1: Xác định nghĩa câu gốc thuộc loại nguyên nhân – hệ quả hay đối lập; điều kiện…

Nhìn vào 2 câu gốc, ta thấy xuất hiện “then” ở câu thứ 2. Như vậy, 2 câu này chỉ hành động nối tiếp nhau.

Dịch nghĩa: Olga nộp bài thi. Sau đó, cô mới phát hiện chưa làm 1 câu.

Bước 2: Đọc và so sánh liên từ/cấu trúc câu ở đáp án so với 2 câu gốc.

Nhìn vào 4 đáp án, ta thấy, đáp án B, C và D sử dụng đảo ngữ để nối 2 câu.

Trình tự sự việc đã bị đảo lộn trong 2 vế câu của đáp án A. Nhận ra đã không làm 1 câu rồi mới nộp bài > sai với câu gốc > loại A.

Bước 3: So sánh, đối chiếu các cặp đáp án gần nghĩa với nhau và với câu gốc để loại trừ đáp án sai 

Xét 3 đáp án sử dụng đảo ngữ.

Xét 2 đáp án B và C.

Dịch nghĩa: Mãi đến khi nộp bài, Olga mới nhận ra mình chưa làm 1 câu.

Trong khi đó, phải là đảo ngữ câu điều kiện loại 3 mới đúng vì sự việc (nộp bài và phát hiện chưa làm 1 câu) đều đã xảy ra trong quá khứ. Cấu trúc: Had + S + (not) P2/Ved, S + Would have + P2/Ved. Do đó, loại C.

Dịch nghĩa: Nếu Olga phát hiện mình chưa làm 1 câu, cô ấy sẽ không nộp bài [bây giờ].

>> Vậy đáp án đúng là B.

Ngân hàng câu hỏi ôn luyện dạng bài Viết câu trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia trên TiengAnhK12

Luyện các dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia được khuyên là bước tiếp theo trong lộ trình ôn luyện, sau khi bạn đã nắm chắc từ vựng và kiến thức ngữ pháp.

Luyện các dạng bài giúp bạn một lần nữa củng cố phần lý thuyết về ngữ pháp và từ vựng mà mình đã có, rèn thêm các kỹ năng, kỹ thuật làm bài sao cho hiệu quả.

Nếu phát hiện lỗ hổng kiến thức nào đó, bạn có thể nhanh chóng tìm phần lý thuyết và bài tập tương ứng để luyện lại, trước khi bước sang giai đoạn cuối cùng là Luyện đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia.

Luyện thi tiếng Anh THPT Quốc gia

Xem thêm:

>> Đáp án chi tiết và phân tích đề tham khảo Thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh 2020

>> 50+ đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Anh theo chuẩn đề minh họa của Bộ GD&ĐT

>> Lộ trình tối ưu ôn thi Tiếng Anh THPT QG 2020

>> Tổng hợp các đề thi thử THPT quốc gia môn Anh của cô Quỳnh Trang

>> Tổng hợp cách làm các dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia

>> Tổng hợp các kênh/video hay ôn thi THPT QG môn Tiếng Anh

>> Từ vựng tiếng Anh cho kì thi THPT QG

>> HD Phân bổ 60" làm bài thi THPT QG